Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 84 - 85)

- Hệ số tín nhiệm:

3.2.3.2.Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

CHƯƠNG III:

3.2.3.2.Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Khi quyết định đầu tư hoặc cho vay các nhà đầu tư thường đánh giá tương quan giữa rủi ro và thu nhập. Thông tin đáng tin cậy mà các nhà đầu tư thường tham khảo là hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm hàng đầu đánh giá. Nếu hệ số

tín nhiệm của một quốc gia được đánh giá cao, quốc gia đó dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường quốc tế, giảm được chi phí huy động vốn, đặc biệt cho những

đợt phát hành mới. Một quốc gia có tăng trưởng cao và có uy tín khi đi vay sẽ được vay với chi phí thấp và đàm phán được giá cao hơn khi giao dịch trên thị trường nợ thứ

cấp do người đi vay cân đối giữa rủi ro và thu nhập có được từ khoản cho vay và sẵn sàng chấp nhận chứng khoán có mức sinh lời thấp nhưng độ an toàn cao.

Năm 2002, Việt N am đã mời các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có uy tín

đánh giá về khoản nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, kết quả trong.

Bảng 3.1: Hệ số tín nhiệm của Việt Nam

Chỉ tiêu Fitch Ratings Moody’s Standard & Poors

Nợ dài hạn bằng ngoại tệ BB B1 BB Nợ dài hạn bằng nội tệ BB BB

Nguồn [58]

Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Việt Nam là các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi từ nguồn ODA. Đây là mức nợ thấp nhất trong các quốc gia có hệ số tín nhiệm trong khoảng BB tương đương với Việt N am. Với xếp hạng rủi ro này, Việt Nam được xếp cùng nhóm với Bungary, Peru, Nga và cao hơn Indonesia, Brazil, Rumani. Sở dĩ hệ số tín nhiệm của Việt Nam chỉ ở mức trung bình là do GDP bình

quân đầu người khá. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam còn có những điểm bất cập nhưN gân hàng trung ương chưa có các đối sách nhanh, nhạy và đủ hiệu lực để đối phó với lạm phát có chiều hướng gia tăng, dư nợ tín dụng tăng trưởng nóng và hiệu quả chưa cao. Theo chuyên gia phân tích của S & P, triển vọng hệ số tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào tiến trình thực hiện cải cách và việc duy trì chiến lược quản lý nợ thận trọng. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải cải thiện hệ số tín nhiệm của mình bằng cách tăng dần thu nhập bình quân đầu người và cải tổ hệ thống tài chính nhằm tiếp tục cũng cố được lòng tin cho các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư

vào Việt Nam. Chi tiết hơn, việc cải thiện hệ số tín nhiệm có thể thực hiện bằng cách cải thiện các chỉ tiêu dùng để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia như nhóm chỉ tiêu

đánh giá: rủi ro chính tị bao gồm hệ thống chính trị, môi trường xã hội, quan hệ quốc tế và nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro kinh tế bao gồm trạng thái nước ngoài, sự linh hoạt của cán cân thanh toán quốc tế, cơ cấu và mức tăng trưởng kinh tế, quản lý kinh tế, triển vọng kinh tế.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI (Trang 84 - 85)