1.4.1 Tính toán mức bội chỉ ngân sách tối đa.
Cần xác định mức bội chi ngân sách tối đa. Để khống chế mức Nợ/GDP không vượt quá 50% ta cần khống chế mức bội chi ngân sách. Trong trường hợp xấu nhất, giả sử rằng Nợ/GDP không đòi qua các năm và ở mức 50%, khi đó d = gB/(gγ-i) → gB=d(gy - i).
Thay d= 50%, gγ= 7, 18%, i= 2,29% là lãi vay nợ trung bình hiện nay của Việt Nam. Thế các giá trị trên vào d = gB/(gγ- i)' ta có gB = d.(gγ-i) = 50%(7,l8%-2,29%) = 2,44%.
Theo tính toán trên, nếu giữ bội chi ngân sách trong khoản 2,44% thì Việt Nam sẽ giữ được mức vay N ợ/GDP không quá 50%. Điều này có thể thực hiện được vì
trong những năm qua bội chi ngân sách thâm hụt trong khoảng từ 3% đến dưới 5%. Nhưng, nếu thâm hụt ngân sách này tính cả khoản đi vay để cho vay thì thâm hụt ngân sách hiện thời đang là mối lo ngại cho tích lũy nợ trong tương lai vì các khoản thâm hụt ngân sách đều vượt quá giới hạn có thể đảm bảo một tỷ lệ vay nợ bền vững. Do vậy, cũng nên thận trọng trong quản lý bội chi ngân sách trong thời gian tới. Tuy nhiên do những biến động kinh tế gần đây làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm. Do vậy có thể bội chi ngân sách gia tăng.
Theo dự báo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệđộng viên vào NSN N bình quân đạt 21,1% GDP, chi N SN N đạt 26,1% GDP, bội chi NSN N khoảng 5% GDP. Để có thể bù đắp bội chi một cách chủ động, ngoài biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động thu, sắp xếp, bố trí các khoản chi một cách hợp lý thì Chính phủ
tiến hành vay nợ, đặc biệt là vay nợ trong nước. Dự tính số vay trong nước sẽ bù đắp số thâm hụt được khoảng gần 4% GDP, vay nợ nước ngoài của Chính phủ trên 1% GDP.
Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội như trên đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế phải tập trung một lượng vốn đầu tư khá lớn, ước tính nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế 5 năm 2006 - 2010 lên đến 140 tỷ USD, tỷ trọng huy động vốn đầu tư xã hội trung bình cả giai đoạn là 38% - 40% GDP, với tốc độ
tăng trung bình 12% - 13%/ năm, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm từ 60% - 65%. Nguồn vốn này phải được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau.
Một trong những nguồn vốn được huy động cho đầu tư là từNSN N . Hàng năm, NSN N bố trí một khoản chi ngân sách khoảng 22% - 23% tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước chiếm khoảng 9%, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước khoảng 18,25, khu vực tư nhân và dân cư khoảng 30,7 - 31%, khu vực nước ngoài khoảng 16 - 17,55, các nguồn vốn khác khoảng 6,4%.
Đểđáp ứng một phần nhu cầu vốn, ngành tài chính phải huy động hàng năm từ
60.000 - 70.000 tỷ đồng cho NSN N và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, dự tính vay ODA
khoảng hơn 3 tỷ USD mỗi năm, huy động trái phiếu quốc tế, chứng khóan và các nguồn khác khoảng 4,3 tỷ USD trong 5 năm (Phụ lục 7).
Bên cạnh hoạt động vay nợ, hàng năm N SN N phải bố trí một khoản nhất định cho vấn đề trả nợ. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam phải trả nước ngoài 10 - 11 tỷ USD nợ quốc gia, bằng 6 - 7% tổng kim ngạch xuất khNu, trong đó 5 - 5,5 tỷ USD nợ cùa Chính phủ, bằng 9 - 10% tổng thu NSN N .
Bội chi NSN N năm 2006 là 1,8% GDP tính theo chuNn quốc tế. Trong giai
đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ bội chi ngân sách dự kiến bằng 5% GDP; tính chung 5 năm 2006 - 2010 đạt 315,7 nghìn tỷđồng. Đồng thời bội chi ngân sách sẽđược bù đắp bằng 2 nguồn không gây lạm phát là vay trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình và vay nước ngoài. Nhờđó sẽ giảm áp lực tăng chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, bội chi ở nước ta cũng sẽ được kiểm soát và kiềm chếở mức thấp nhờ việc kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí, giảm bớt các khoản chi không thuộc N SN N.
Đồ thị 1.1: Tỷ lệ vốn vay để xử lý bội chi qua các năm (đơn vị: %)
Xử lý bội chi qua các năm 0 20 40 60 80 100 120 QT 2 001 QT 2 002 QT 20 03 QT 20 04 UTH 2005 UTH 2006 DT 20 07 Năm
% Vay nước ngoài
Vay trong nước