Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng

Một phần của tài liệu XÂM NHẬP MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 44 - 46)

- Ảnh hưởng mặn những tháng đầu năm 2016:

4.6.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng

4. Đề xuất một số giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều kiện Biến đổi khí hậu

4.6.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng

Hiện nay, ngay vào đầu mùa cạn lượng nước trong sông rạch đều rất thấp, nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng duyên hải thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng và hoàn

45

thiện một hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng, bao gồm:

- Thiết lập hệ thống cống đầu kênh:

Ở các kênh dẫn nước từ sông chính vào Đồng Tháp Mười, khu vực giữa Tứ giác Long Xuyên và khu vực Bán đảo Cà Mau để giữ nước nội đồng.

- Nạo vét sông, kênh và rạch:

Sông và kênh rạch ở ĐBSCL hiện tại bị bồi lắng và sạt lở ở nhiều nơi. Vì vậy, tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy, tạo phạm vi chứa nước để sử dụng trong mùa khô kế tiếp.

- Xây dựng hồ chứa nước:

Hồ nước ngọt Búng Bình Thiên (An Phú, Châu Đốc), là một hồ nước ngọt tự nhiên, có diện tích khoảng 300 ha, độ sâu trung bình 4 m vào mùa cạn; khoảng 1.000 ha, độ sâu trung bình 7 m, có chỗ sâu 20 m vào mùa lũ. Có thể xây dựng hệ thống đê và cống bao quanh để giữ nước.

Đông Hồ (Hà Tiên) hiện nay là một đầm nước lợ, có chiều dài 8 km, rộng 1,2 km, có thể biến thành một hồ nước ngọt, lấy nước ngọt từ sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế.

Vịnh Ông Trăng (Cà Mau) có chiều dài 8 km, rộng 1,7 km cũng có thể biến thành một hồ nước ngọt cho vùng cực nam Cà Mau.

Đồng Tháp Mười là vùng thấp nhất có nhiều đầm lầy nằm trong khu vực giới hạn bởi các kênh Kháng Chiến - Đồng Tiến - Phước Xuyên - Tân Thanh - Lò Gạch, có diện tích khoảng 700 km2; trong đó hiện tại còn trên 50.000 ha đất đầm lầy hoang vu không có dân cư. Có thể biến vùng đầm lầy này thành một hồ trử nước ngọt, có khả năng trữ 3 tỷ m3 nước.

U Minh vốn là vùng đầm lầy thấp thuộc các tỉnh Kiên Giang (còn 50.000 ha đất đầm lầy chưa khai thác), Hậu Giang (còn 770.000 ha chưa sử dụng), Bạc Liêu (18.893 ha đầm lầy chưa sử dụng). Trong mùa mưa, nước ngập tới 3m, nhưng bị cạn và nhiễm mặn vào mùa khô. Có thể xây dựng hệ thống đê bao quanh và hệ thống cống giữ và điều hòa mực nước, có khả năng trữ 10 tỷ m3 nước.

Việc xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở ĐBSCL sẽ có những tác dụng sau: + Cung cấp nước ngọt trong mùa cạn;

+ Giúp nước thẩm lậu vào các túi nước ngầm gần kiệt quệ hiện nay; + Giúp đồng bằng không bị lún sụp;

+ Bảo vệ môi trường, sinh thái tự nhiên.

- Tận dụng nguồn nước mưa

Biện pháp tích trữ nước trong các thùng, lu, bể,... đã được sử dụng từ lâu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, vì thế cần được phát huy.

Ngoài ra, hiện nay ở ĐBSCL đã sử dụng nước ngầm trên quy mô khá lớn không những cho sinh hoạt, mà còn cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp. Bán đảo Cà Mau là vùng có nhiều giếng nhất, Cà Mau có 178.000 giếng, Bạc Liêu có 98.000 giếng. Riêng tại Cần Thơ có 32.000 giếng khoan cỡ nhỏ của hộ gia đình với công suất khoảng 5 m3/ngày, hơn 300 giếng cở trung

46

bình công suất khoảng 500 m3/ngày cho trạm cấp nước nhỏ và 20 giếng qui mô lớn công suất trên 100 m3/ngày để cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp. Ước tính tổng lượng nước ngầm hiện đang khai thác sử dụng toàn vùng khoảng 1 triệu m3/ngày, nhưng hầu hết các địa phương trong vùng chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, và bảo vệ nước ngầm.

Hiện tại, ở vùng Cà Mau, hiện tượng hạ thấp mực nước ngầm đã xảy ra và ngày càng phổ biến. Nếu tiếp tục khai thác, sử dụngvới mức độ như hiện nay sẽ có 3 nguy cơ lớn: Nước ngầm sẽ cạn kiệt; Đồng bằng sẽ bị lún sụp và hậu quả nước biển dâng cao sẽ trầm trọng thêm; Nước mặn sẽ xâm nhập vào túi nước ngầm.

Biện pháp giữ nước không những bảo đảm cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất góp phần bổ cập cho nguồn nước ngầm đang bị suy giảm.

Một phần của tài liệu XÂM NHẬP MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 44 - 46)