Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khoảng 300.000 ha lúa ở ĐBSCL bị tác động bởi tình trạng hạn, trong đó hơn 100.000 ha sẽ bị tác động trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại (Bến Tre) thì trong vụ lúa đông xuân, toàn huyện đã xuống giống 1.158 ha, nhưng đã có 500 ha bị khô hạn, thiếu nước và nhiễm mặn... có khả năng giảm năng suất 70%. Bên cạnh đó, có 30 ha hoa màu bị nhiễm mặn, cho thu hoạch kém, thiệt hại từ 80 đến 90% (vì nhiều nơi độ mặn đo được lên tới 8‰). Do đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo người dân chuyển sang trồng rau màu ngắn ngày.
Trong khi đó, tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng), bà con nông dân đã ngừng chăm sóc hơn 600 ha xuống giống muộn, xem như thất thu hoàn toàn, những diện tích còn lại hoặc bị khô hạn hoặc bị nhiễm mặn nên phát triển rất kém.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, để đối phó với xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất, ngành thủy lợi tỉnh đầu tư hơn 4,5 tỷ đồng đắp 95 đập ngăn mặn, nạo vét kênh mương nội đồng, vận động nhân dân tiết kiệm nước, duy tu sửa chữa các trạm bơm... Kiên Giang
32
và An Giang đã cho đóng toàn bộ 27 cống ngăn mặn trong vùng Tứ giác Long Xuyên để ngăn mặn và giữ nước ngọt phục vụ sản xuất.
Tỉnh Bạc Liêu cũng đang khẩn trương đắp hơn 30 đập ngăn mặn giữ ngọt tại các huyện Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long,...; đồng thời khuyến cáo nông dân gia cố lại ao hồ, bờ ruộng nhằm tránh thiệt hại.