Mưa và bốc hơi nội đồng

Một phần của tài liệu XÂM NHẬP MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 25 - 26)

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ĐBSCL

3.3.Mưa và bốc hơi nội đồng

Ở ĐBSCL, mùa cạn thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ khống chế của gió mùa Đông - Bắc, kéo dài từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa lũ trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế của gió mùa Tây - Nam, kéo dài từ tháng 5-10, có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều. Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm. Sự tương phản về mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc.

Cũng như các vùng khác, mưa ở ĐBSCL biến đổi theo mùa: Mùa mưa hàng năm thường từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô - mùa mưa ít, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

26

Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90 - 95% tổng lượng mưa năm còn lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 5 - 10 %, có năm liên tiếp nhiều tháng không có mưa, gây nên hạn hán nghiệm trọng. Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô cao hơn so với các tháng mùa mưa.

Mưa là nhân tố tạo nên lượng nước mặt (dòng chảy trong sông ngòi, kênh, rạch, đồng ruộng và ao hồ...), ngược lại, bốc hơi từ bề mặt đất và mặt nước tiêu hao nguồn nước mặt. Do đó, xu hướng ảnh hưởng của mưa và bốc hơi đến xâm nhập mặn là khác nhau. Trong những năm lượng mưa mùa khô dồi dào, nguồn sinh thủy lớn, lượng nước ngọt trong hệ thống kênh, rạch và đồng ruộng lớn sẽ hạn chế mặn xâm nhập vào trong hệ thống kênh, rạch nội động; còn bốc hơi lớn thì sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi để mặn xâm nhập vào trong nội đồng.

Một phần của tài liệu XÂM NHẬP MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ (Trang 25 - 26)