Nâng cao hiệu lực quản lý ĐTNN

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 99)

D. Cải cách thủ tục hành chính

B. Nâng cao hiệu lực quản lý ĐTNN

Để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTNN thì trên hết cần phải cải tiến phương pháp làm việc của các cơ quan quản lý địa phương có liên quan. Các cơ quan này cần nhìn nhận các doanh nghiệp FDI như khách hàng của mình trong việc cung cấp các dịch vụ công, nghĩa là các cơ quan đó phải chủ động tìm đến doanh nghiệp, tìm hiểu như cầu chính đáng của doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh công tác của mình nhằm tạo điều kiện thuận 95

lợi nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, tỉnh nên duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư trên địa bàn để nắm bắt được những nguyện vọng cũng như vướng mắc của họ.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cấp, các ngành, tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các luật và chính sách có liên quan; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN của các cấp, các ngành cho phù hợp với quy định của luật mới. Hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chuyển đổi hoạt động theo luật mới v.v... cụ thể hơn và nghiêm chỉnh thực hiện tốt, triệt để các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư bổ sung của tỉnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Tỉnh cũng cần hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy (đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà Nước) để ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc việc các sở, ban, ngành ban hành các văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Tiến hành rà soát lại một cách có hệ thống các văn bản của các Sở, ngành liên quan đến hoạt động ĐTNN.

Ngoài ra, tỉnh cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà Nước, cụ thể:

- UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh, giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết khó khăn và xử lí kịp thời những vi phạm pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà Nước.

- Sở kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan tham mưu tổng hợp, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và các ban, ngành; giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành từ khâu chuẩn bị dự án đến quá trình quản lý theo chuyên ngành sau khi các dự án đã đi vào triển khai. Sở kế

hoạch và Đầu tư cũng cần là cơ quan theo dõi tình hình các Ban, ngành tham gia giải quyết các vướng mắc để báo cáo với UBND tỉnh. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế kiểm tra để thúc đẩy các ban, ngành thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm của mình. - Ban Quản lý các Khu công nghiệp và thu hút đầu tư hiện đang là đầu mối quản lý với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do vậy, vai trò của Ban quản lý là hết sức quan trọng. Không chỉ là người dẫn đường cho doanh nghiệp vào tỉnh mà còn là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Ban quản lý cần thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Cuối cùng, tỉnh cần điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau cấp phép, quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

3.3. Hoạt động của doanh nghiệp FDI

Tỉnh cần giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tỉnh có thể đưa ra các ưu đãi về thuế, hỗ trợ về nhân lực, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng... để giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình triển khai dự án cũng như khi dự án muốn mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh cần giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn theo dõi, bám sát hoạt động của nhà đầu tư để kịp thời giúp nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ việc xin tăng vốn của dự án Mani nhưng không được tỉnh kịp thời giúp đỡ khiến nhà đầu tư “có ý định di dời dự án sang tỉnh khác”.

Tuy nhiên trước mắt tập trung tìm các giải pháp khắc phục các tồn tại theo đề nghị của các nhà đầu tư, những vấn đề có thể làm ngay như: Tạo kênh cho các nhà đầu tư tiếp cận lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở ngành. Tổ chức gặp gỡ, đối thoại để các nhà đầu tư được phản ánh tâm tư nguyện vọng, tạo sự đồng thuận giữa hai bên.

Về lâu dài, tỉnh cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ điện, nước, đảm bảo cung cấp tốt, đủ cho sản xuất của doanh nghiệp, tăng cường quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hoàn thiện và cụ thể hoá các quy hoạch có liên quan, rà soát và quy hoạch quỹ đất giành cho đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động nguồn lực để tạo mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn xây dựng và kinh doanh hạ tầng để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp..

UBND tỉnh cần giao cho giám đốc các sở ban ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị nghiên cứu nghiêm túc ý kiến của các nhà đầu tư, căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư. Coi đây là trách nhiệm đối với sự phát triển của một thành phần kinh tế quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến pháp luật đi kèm với công tác kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật tại các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Luật Lao động để tránh xảy ra các hiện tượng vi phạm. Tỉnh cũng cần củng cố các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa giúp doanh nghiệp thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất của các doanh nghiệp. Tỉnh cần tăng cường công tác phân loại dự án, nhanh chóng loại bỏ những dự án không khả thi trước khi cấp phép đầu tư, kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Có như vậy thì các dự án đã được cấp phép đều mới là các dự án có tiềm năng khai thác cao và dễ dàng đi vào sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 99)