Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 45 - 50)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.3.1 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

3.3.1.1 Cơ cấu tổ chức công ty a) Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của công ty được cấu trúc theo kiểu trực tuyến chức năng. Người đứng đầu là Giám đốc công ty, được Tổng Giám đốc Petrolimex Việt Nam ủy nhiệm tổ chức chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của công ty trước pháp luật và cấp trên về các hoạt động tại công ty. Dưới Giám đốc có hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc kinh doanh và một Phó Giám đốc kỹ thuật; bên dưới nữa là các phòng ban, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý nhân viên thuộc phòng ban của mình, đồng thời làm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty Phó Giám đốc

kinh doanh

Phó Giám đốc Kỹ thuật

P.Kinh doanh P.Kế toán tài chính P.Quản lý kỹ thuật P.Tổ chức hành chính CNXD Hậu Giang CNXD Sóc Trăng CNXD Bạc Liêu 10 CHXD thuộc công ty Tổng kho XD Miền Tây Kho khác 13 CHXD thuộc chi nhánh 11 CHXD thuộc chi nhánh 14 CHXD thuộc chi nhánh P.Thanh tra bảo vệ

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc công ty

Là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.

Phó Giám đốc

Là người giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

Phó Giám đốc kinh doanh

Phụ trách về hoạt động kinh doanh như tổ chức giao dịch với khách hàng, Marketing, tổ chức kế toán, xúc tiến bán hàng.

Phó Giám đốc kỹ thuật

Phụ trách về mặt kỹ thuật, các trang thiết bị, chất lượng xăng dầu, tiến hành công tác nghiên cứu, thiết kế phục vụ cho việc đầu tư các công trình.

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ CÁC PHÒNG BAN Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ

Là người có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, Phó Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực chuyên môn được giao.

Là người tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc công ty giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.

Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty

Là đại diện của Tổng Công ty tại địa bàn được phân công, có trụ sở, con dấu, bộ máy quản lý và điều hành vốn và tài sản; được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Tổng công ty; có quyền chủ động trong hoạt động theo phân cấp quản lý của công ty, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Phòng kinh doanh

Tham mưu với Ban Giám đốc về công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách bán hàng, giá bán, thu thập tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sử dụng các thông tin trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn về tài chính trong phạm vi địa bàn mà Tổng Công ty phân công trên cơ sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ của Nhà nước.

Phòng kế toán tài chính

Có chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam cũng như quy định hạch toán kế toán của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.

Phòng quản lý kỹ thuật

Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng, số lượng xăng dầu, bồn bể, xây dựng ban hành các định mức kỹ thuật như hao hụt, barem bồn bể, dụng cụ đo đếm, quản lý theo dõi các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn theo quy định của pháp luật, quy chế của Tổng Công ty và của Công ty quy định.

Có chức năng tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng.. đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phòng Thanh tra bảo vệ

Đảm bảo an ninh, trật tự cho hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra tính hiệu quả trong công tác bán hàng và chất lượng cho hàng hóa.

Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Có chức năng quản lý hàng hóa ở kho, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, giảm phí hao hụt; xuất nhập đúng theo quy định của công ty và đảm bảo đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phải kiểm kê thực hiện đo đạc tính số lượng hàng hóa xuất, nhập, tồn, hao hụt đối chiếu các phòng vụ của Công ty trước khi lập báo cáo.

Cửa hàng xăng dầu

Có nhiệm vụ bán hàng hóa theo quy định của công ty, theo dõi và thu hồi công nợ, báo cáo, hạch toán sổ sách, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cửa hàng một cách nhanh chóng, kịp thời để công ty có những chính sách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2 Tình hình nhân sự của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Số lượng lao động

Bảng 1: TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ NĂM 2008

ĐVT: Nhân viên

Đơn vị Số lượng lao

động Tỷ lệ (%) 1. Bộ phận trực tiếp 342 76,51 2. Bộ phận gián tiếp 105 23,49 Tổng cộng 447 100 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng 1 cho thấy tổng số lao động tại công ty năm 2008 là 447 người, trong đó bộ phận lao động gián tiếp, làm việc tại văn phòng chiếm 23,49% tổng số lao động toàn công ty; bộ phận lao động trực tiếp, làm việc tại các cửa hàng xăng dầu và hệ thống các kho chiếm 76,51% trong tổng số nhân viên. Trong các năm vừa qua công ty không ngừng tổ chức cho nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.

Trình độ lao động

Bảng 2: TÌNH HÌNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ NĂM 2008

ĐVT: Nhân viên

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Cao học 4 0,89 2. Đại học, Cao đẳng 111 24,83 3. Trung cấp 93 20,81 4. Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 214 47,87 5. Chưa qua đào tạo 25 5,59

Tổng cộng 447 100

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng 2 cho thấy số lượng nhân viên có trình độ cao học là 0,89%; trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm 24,83%, đây là hai nhóm nhân viên có trình độ cao nhất tại công ty và đồng thời họ cũng là những nhà quản trị, cán bộ quản lý, chuyên viên làm việc tại văn phòng công ty và văn phòng các chi nhánh. Số lượng lao động có trình độ trung cấp chiếm 20,81%, trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 47,87%, số lao động ch ưa qua đào tạo chuyên môn là 5,59%. Nhóm lao động từ trung cấp đến chưa qua đào tạo làm việc chủ yếu tại hệ thống các cửa hàng và các kho xăng dầu, đây là những người trực tiếp cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Như vậy, việc phân bố số lượng

nhân viên ở các bộ phận của công ty tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)