Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 35 - 42)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Với mục tiêu này em sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối và số tuyệt đối nhằm xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục cụ thể.

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Em sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để thực hiện mục tiêu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận bán hàng của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Mục tiêu 4: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty, với mục tiêu này thì phương pháp phân tích và xây dựng ma trận SWOT được sử dụng để

biết được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hiện có tại công ty từ đó để các chiến lược phù hợp.

Phương pháp phân tích cụ thể

NGUYÊN TẮC CHUNG

Một môn khoa học ra đời cũng có đối tượng nghiên cứu riêng và phương pháp nghiên cứu thích ứng với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh là chính quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này có các mối liên hệ, nội dung và kết cấu phức tạp được biểu hiện bằng những thông tin số liệu diễn ra hàng ngày tưởng như ngẫu nhiên nhưng che giấu bên trong sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, che giấu bản chất của quá trình đó. Để nhận thức và cải tạo được chúng phù hợp với thực tế khách quan và mang lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là phương pháp luận và phương pháp tính toán dùng trong phân tích.

Phương pháp luận của phân tích hoạt động kinh doanh là cách nhận thức đối với việc nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện, các hiện tượng kinh tế bao quanh. Cơ sở phương pháp luận của phân tích này là phép duy vật biện chứng của C.Mác và F.Ăngghen. Ngoài ra cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh còn là các môn học về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học chuyên ngành. Khi nghiên cứu một hiện tượng, một quá trình kinh tế nào đó cần nắm được những đặc trưng kinh tế chung nhất, đồng thời phải nắm được đặc điểm của ngành của nơi mà đối tượng đó được hình thành và phát triển.

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

a. Khái niệm và nguyên tắc

Khái niệm

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Nguyên tắc so sánh

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

b. Phương pháp so sánh cụ thể

Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

Phương pháp số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ LIÊN HOÀN

Tác dụng: Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.

Đặc điểm:

- Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng sắp xếp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau.

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn.

- Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c

Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0

Đối tượng phân tích

Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi nhân tố “a”

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “b”

a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “c”

a1b1c0được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: a = a1b0c0 – a0bc0

b = a1b1c0 – a1b0c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0

= Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q=

b a

x c

Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1=

1 1 b a x c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0= 0 0 b a x c0 Đối tượng phân tích

Q = 1 1 b a x c1 - 0 0 b a x c0 = a+b+c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c.

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “a”:

a = 0 1 b a x c0 - 0 0 b a x c0

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “b”:

b = 1 1 b a x c0 - 0 1 b a x c0

- Ảnh hưởng bởi nhân tố “c”:

c = 1 1 b a x c1 - 1 1 b a x c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng c = a1b1c1 – a1b1c0Q = Q1 – Q0

Q = a+b+c = 1 1 b a x c1 - 0 0 b a x c0

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT

Phân tích SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO); Chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST) và Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WO).

(1) Chiến lược SO

Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vị trí nào mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.

(2) Chiến lược WO

Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

(3) Chiến lược ST

Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài.

Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.

Lập một ma trận SWOT bao gồm các bước sau: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức. 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.

3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.

4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp.

7. Kết hợp điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp.

8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp.

Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)