Khái quát chung về tình hình kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 50)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.3.2 Khái quát chung về tình hình kinh doanh của công ty

3.3.2.1 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Các lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng, kinh doanh kho, cảng (giữ hộ, cấp lẻ, nhập ủy thác), vận chuyển xăng dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu, cung ứng tàu biển, dịch vụ ao lường, rửa xe….

Hình thức kinh doanh: bán buôn, bán lẻ, bán qua tổng đại lý, bán qua đại lý, điều động nội bộ ngành, tái xuất.

Địa bàn kinh doanh: TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu

3.3.2.2 Mạng lưới phân phối hàng hóa

Bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức tự sản xuất sản phẩm để bán hay doanh nghiệp thương mại kinh doanh theo kiểu mua hàng hóa về sau đó bán lại cho người tiêu dùng thì đều cần có một mạng lưới phân phối riêng cho chính công ty mình. Mạng lưới phân phối sẽ đưa sản phẩm, hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, thông qua mạng lưới này sản phẩm sẽ được di chuyển theo từng cấp đơn vị, đảm bảo an toàn cho sản phẩm về chất lượng cũng như công tác bảo quản sản phẩm, hàng hóa. Hệ thống phân phối của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ tương đối đa dạng, được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Hình 2: Sơ đồ mạng lưới phân phối hàng hóa của công ty

Công ty

Đại lý

Chi nhánh Tổng Đại lý Cửa hàng

Người tiêu dùng Cửa hàng

Qua sơ đồ mạng lưới cho thấy công ty đã áp dụng các kênh phân phối hàng hóa cụ thể như sau:

Công ty – Người tiêu dùng: kênh phân phối này dành cho những khách hàng mua hàng hóa với số lượng lớn, họ thường là các hộ kinh doanh chuyên ngành công nghiệp.

Công ty – Cửa hàng – Người tiêu dùng: đây là các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được đặt tại địa bàn Thành phố Cần Thơ, các cửa hàng này có nhiệm vụ bán lẻ xăng dầu cho phương tiện lưu thông trên đường hoặc hình thức cấp lẻ, bán buôn trực tiếp.

Công ty – Tổng đại lý - Đại lý – Người tiêu dùng: Tổng đại lý là các hộ kinh doanh cá thể bên ngoài, họ hợp đồng với công ty sau đó phân phối hàng hóa về các đại lý cấp 2, đại lý cấp 2 cũng có nhiệm vụ bán lẻ xăng dầu cho các phương tiện lưu thông.

Chi tiết các kênh phân phối trên đây được áp dụng cho những khách hàng trong khu vực Thành phố Cần Thơ, là nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trường hợp khách hàng khác khu vực trên thì công ty phân phối thông qua 3 chi nhánh (chi nhánh do công ty trực tiếp quản lý), sau đó từ chi nhánh sẽ phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng giống như kênh phân phối ở công ty.

Hình thức phân phối ở chi nhánh được liệt kê dưới đây, phần nội dung kênh phân phối thì giống như nội dung kênh phân phối của công ty.

Công ty – Chi nhánh – Người tiêu dùng

 Công ty – Chi nhánh – Cửa hàng - Người tiêu dùng

 Công ty – Chi nhánh – Tổng đại lý - Đại lý – Người tiêu dùng

Mạng lưới phân phối nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm, do đó mạng lưới phân phối của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm: Công ty có các kênh phân phối đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong địa bàn công ty đặt trụ sở và 3 tỉnh lân cận. Mạng lưới phân phối này làm giảm thiểu hao hụt các sản phẩm xăng dầu trong quá

trình vận chuyển và luôn đảm bảo chất lượng của các sản phẩm xăng dầu mang thương hiệu Petrolimex. Vì lý do đó mà uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng được nâng cao.

Nhược điểm: Kênh phân phối nhiều sẽ dẫn đến việc tăng cao các chi phí quản lý cũng như vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cửa hàng mới… Mặt khác, một số đại lý vì mục đích chạy theo lợi nhuận đã không đảm bảo chất lượng xăng dầu của công ty giao xuống, đại lý nhận các nguồn hàng từ bên ngoài có giá thấp hơn nhưng không đúng tiêu chuẩn chất lượng để bán cho người tiêu dùng từ đó làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng và ảnh hưởng uy tín của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.

3.3.2.3 Giới thiệu một số sản phẩm chính

XĂNG

Xăng không chì được chia làm 3 loại: RON 90, RON 92, RON 95; trong đó:

- RON là chữ viết tắt của trị số ốc tan theo phương pháp nghiên cứu. - Các số 90, 92, 95 là trị số ốc tan của xăng không chì, được xác định theo phương pháp thử ASTMD 2699

DIESEL

Dầu diesel là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả và dầu bôi trơn. Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C. Các nhiên liệu diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425 độ C còn gọi là dầu Mazut. Nhiên liệu diesel được dùng trong các động cơ diesel và các tuabin hơi của tàu thủy.

Dựa vào hàm lượng lưu huỳnh, nhiên liệu Diesel được chia làm 3 loại sau:

Ký hiệu Hàm lượng lưu huỳnh (S), %

DO 0,05S Đến 0,05

DO 0,25S Trên 0,05 đến 0,25 DO 0,5S Trên 0,25 đến 0,5

DẦU HỎA

Dầu hoả là tên chỉ chung một phân đoạn chưng cất của dầu mỏ, sôi chủ yếu trong khoảng 200 – 3000C. Có thể dùng làm nhiên liệu cho máy kéo, cho động cơ phản lực…đồng thời sử dụng nhiều trong sinh hoạt đun bếp, sưởi ấm, thắp sáng, dùng trong mỏ cắt kim loại bằng dầu hoả, làm dung môi khi sản xuất keo sơn, vải tẩm dầu…) gọi là dầu hoả dân dụng.

MAZUT

Mazut còn gọi là nhiên liệu đốt lò hay dầu FO. Mazut là phần cặn của quá trình chưng cất dầu mỏ ở áp suất khí quyển, hoặc cặn chưng cất của các sản phẩm của quá trình chế biến sâu các phân đoạn nguyên liệu của dầu thô, phần tách chiết ra trong công nghệ sản xuất dầu nhờn truyền thống. Mazut được dùng cho các lò nồi hơi, các lò nung trong công nghệ sành sứ, thuỷ tinh, luyện gang thép và cho thiết bị động lực của tàu thủy.

3.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2006 – 2008

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh (bảng 3, trang 44) ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng lên qua các năm với tốc độ biến động mạnh. Năm 2006 doanh thu thuần đạt 3.339.653 triệu đồng, sang năm 2007 doanh thu tăng 40,92%, đẩy doanh thu lên mức 4.706.148 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh thu tăng lên thêm 2.391.814 triệu đồng, tương đương tăng 50,82%, đạt giá trị 7.097.962 triệu đồng. Nguyên nhân doanh thu liên tục tăng là do giá xăng dầu biến động mạnh theo giá xăng dầu thế giới, thêm vào đó do sản lượng tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng lên đã góp phần đẩy doanh thu ngày càng tăng.

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều biến động tăng qua 3 năm nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Giá vốn hàng bán của các mặt hàng từ năm 2006 – 2008 liên tục tăng. Năm 2007 giá vốn hàng bán đạt 4.632.330 triệu đồng, tăng 1.365.147 triệu đồng, tương đương tăng 41,78% so với năm 2006. Đến năm 2008 chi phí mua hàng tăng thêm 51,38% dẫn tới giá trị giá vốn hàng bán năm này là 7.012.432 triệu

đồng. Giai đoạn 2006 – 2008 nước ta sử dụng xăng dầu từ nguồn xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài nên giá vốn hàng bán phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả xăng dầu thế giới.

Tình hình chính trị thế giới không ổn định nằm ngoài tầm kiểm soát của nước ta nên việc sử dụng xăng dầu với giá cao là hoàn toàn phụ thuộc vào các nguyên nhân khách quan bên ngoài.

Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động cũng tăng. Năm 2006 tổng chi phí hoạt động là 60.427 triệu đồng, sang năm tiếp theo 2007 với tốc độ tăng chi phí 18% đã dẫn đến chi phí này đạt 71.306 triệu đồng. Tiếp tục năm 2008, chi phí này tăng thêm 10.103 triệu đồng tương đương tăng 14,17% đạt mức 81.409 triệu đồng.

Tuy doanh thu tăng lên qua 3 năm nhưng vì tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 giảm 9.348 triệu đồng so với năm 2006, từ 10.477 triệu đồng giảm còn 1.130 triệu đồng. Đến năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng lên với tốc độ 139, 53% đạt được 2.706 triệu đồng.

Tốc độ tăng giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2007 công ty hoạt động chỉ có lãi 1.670 triệu đồng, giảm 5.677 triệu đồng so với năm 2006, tương đương giảm 77%, sở dĩ vì năm 2007 công ty phải gánh chịu những khoản mục chi phí có giá trị tăng cao. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.432 triệu đồng, tức đã tăng 105,5% về tốc độ biến động.

Nhìn chung, công ty kinh doanh đều có lãi nhưng giá trị có biến động lên xuống qua từng năm. Lợi nhuận của công ty chủ yếu do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại, còn các hoạt động khác không đóng góp vào lợi nhuận nhiều, thêm vào đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại luôn luôn lỗ qua 3 năm bởi vì công ty có những khoản tiền vay quá cao để xây dựng, sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nên chịu mức chi phí lãi vay khá lớn.

Bảng 3:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.339.653 4.706.148 7.097.962 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 3.339.653 4.706.148 7.097.962 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82

4. Giá vốn hàng bán 3.267.183 4.632.330 7.012.432 1.365.147 41,78 2.380.102 51,38

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 72.470 73.818 85.530 1.348 1,86 11.712 15,87

6. Doanh thu hoạt động tài chính 135 197 461 62 45,93 264 134,01

7. Chi phí tài chính 1.701 1.579 1.876 (122) (7,17) 297 18,81

Trong đó: chi phí lãi vay 1.701 1.579 1.876 (122) (7,17) 297 18,81

8. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 60.427 71.306 81.409 10.879 18,00 10.103 14,17

9. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 10.477 1.130 2.706 (9.347) (89,21) 1.576 139,48

10. Thu nhập khác 467 3.528 3.041 3.061 655,46 (487) (13,80)

11. Chi phí khác 140 2.338 980 2.198 1.570,00 (1.358) (58,08)

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.804 2.320 4.767 (8.484) (78,53) 2.447 105,48

13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.457 650 1.335 (2.808) (81,21) 685 105,48

14. Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN 7.347 1.670 3.432 (5.677) (77) 1.762 105,48

3.3.4 Thuận lợi, khó khăn của công ty hiện nay

3.3.4.1 Thuận lợi

 Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc kinh doanh mua bán cũng như việc bố trí các phương tiện vận chuyển xăng dầu cả đường bộ lẫn đuờng thủy.

 Là công ty thành viên của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam nên công ty luôn được đảm bảo về chất lượng và số lượng xăng dầu.

 Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, tinh thần đoàn kết tập thể cao, tất cả hoạt động vì lợi ích chung của toàn công ty.

 Sau hơn 30 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu công ty đã tạo được sự tín nhiệm từ phía khách hàng rất cao, nhờ đó mà uy tín của công ty không ngừng nâng cao.

 Tổng kho xăng dầu Miền Tây đã hoàn thành với tất cả 14 bồn chứa có tổng dung tích 105.000m3, 2 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 15.000 tấn, hệ thống công nghệ xuất nhập bán tự động và tiến tới sẽ được tự động hóa hoàn toàn... Tổng kho xăng dầu Miền Tây đã trở thành tổng kho xăng dầu hiện đại, là đầu mối cung cấp xăng dầu lớn nhất ở vùng ĐBSCL. Tổng kho này giúp Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ chủ động nguồn xăng dầu kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng, dầu của các tỉnh thành trong vùng.

 Công ty có địa bàn hoạt động trải rộng trên 4 tỉnh, hệ thống các cửa hàng bán lẻ rộng khắp luôn đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Các cửa hàng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị hiện đại..

3.3.4.2 Khó khăn

 Công ty kinh doanh xăng dầu theo cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu trên thực tế đã hạn chế tính chủ động, khả năng linh hoạt trong kinh doanh của chính bản thân công ty, nhất là trong giai đoạn giá cả xăng dầu thế giới luôn biến động.

 Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng gặp nhiều trở ngại do có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng lĩnh vực xăng dầu như: Công ty cổ phần dầu khí PetroMekong, Công ty dầu khí SaigonPetro, Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp Petimex, Công ty xăng dầu Quân đội…

 Tốc độ phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: bán tận nơi, thanh toán sau, giá rẻ vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn trong khi đó công ty là doanh nghiệp nhà nước nên phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức cạnh tranh ở khu vực bán lẻ giảm sút.

 Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quản lý chất lượng và đo lường (thường xảy ra những hành vi gian lận thương mại) dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh xăng dầu.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ QUA 3 NĂM 2006 - 2008 CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ QUA 3 NĂM 2006 - 2008

4.1.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần 4.1.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần

Từ bảng 4 (trang 48) cho thấy tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng dần qua 3 năm.

Năm 2007 tổng doanh thu là 4.709.873 triệu đồng, tăng 1.369.618 triệu đồng tức là tăng 41% so với năm 2006, trong đó:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.366.495 triệu đồng, ứng với mức biến động tương đối là 40,92%, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ cùng với giá bán các mặt hàng đều tăng nên doanh thu tăng lên rất nhiều.

- Doanh thu hoạt động tài chính đạt 197 triệu đồng, tăng 62 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 45,93%, sở dĩ có sự gia tăng này là do lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng mạnh cùng với việc đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu mang lại nhiều hiệu quả hơn năm 2006.

- Doanh thu hoạt động khác tăng một lượng rất đáng kể 3.061 triệu đồng, tăng quá nhanh so với 2006 với tốc độ 655,46%, việc gia tăng nhanh chóng này xuất phát từ tiền thu về của hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty ở năm 2007 quá nhiều.

Vậy do doanh thu của cả ba hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ; tài chính và hoạt động khác đều tăng, đặc biệt là doanh thu hoạt động khác gia tăng quá nhanh, mặt khác do giá xăng dầu biến động mạnh cùng với việc công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tái xuất sang nước ngoài và cùng với việc mở rộng thị trường, sản lượng kinh doanh xăng dầu của hoạt động bán hàng nội bộ tăng lên

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)