Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 89)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của một doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp đồng thời cũng là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư cho doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.1.3.1 Tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm

Phân tích kết quả tình hình lợi nhuận là xem xét sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, so sánh sự biến động này với năm trước hoặc đánh giá mức độ hoàn thành, vượt hay không hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Từ những so sánh đánh giá trên doanh nghiệp sẽ tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi đó và sau đó đề ra những biện pháp kịp thời, những chiến lược kinh doanh phù hợp cho những năm tiếp theo.

Bảng 13: LỢI NHUẬN THỰC TẾ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng lợi nhuận trước thuế 10.805 2.320 4.767 (8.485) (78,53) 2.447 105,47 Thuế TNDN hiện hành 3.458 650 1.335 (2.808) (81,20) 685 105,38 Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.347 1.670 3.432 (5.677) (77,27) 1.762 105,51

Hình 12: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty giai đoạn 2006 – 2008

Qua bảng tổng hợp số liệu lợi nhuận thực tế của toàn công ty cho thấy lợi nhuận của toàn công ty có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận công ty giảm đáng kể so với năm 2006. Trong khi năm 2006 công ty hoạt động có lãi 7.347 triệu đồng thì năm 2007 chỉ còn lãi 1.670 triệu đồng, giảm 5.677 triệu đồng tương đương giảm 77,27%. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm nhiều ở năm 2007 là do công ty phát sinh các khoản mục chi phí khá cao: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10.880 triệu đồng, chi phí hoạt động khác tăng 1.570 triệu đồng (bảng BCKQKD, trang 44). Đến năm 2008, lợi nhuận của công ty đã lên mức 3.432 triệu đồng, tăng 1.762 triệu đồng nghĩa là tăng với tốc độ 105,51% so với năm 2007. Năm 2008 công ty kinh doanh có lãi hơn là vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính tăng lên góp phần làm tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận của một doanh nghiệp do 3 nguồn mang lại: đó là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Sau đây ta đi sâu tìm hiểu sự đóng góp của từng khoản mục lợi nhuận qua từng năm trong giai đoạn 3 năm 2006 – 2008 là như thế nào?

4.1.3.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong mỗi doanh nghiệp thì hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn là hoạt động chủ lực, do đó lợi nhuận mang lại từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Đối với công ty xăng

7.347 1.670 3.432 0 2.000 4.000 6.000 8.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

dầu Tây Nam Bộ là một doanh nghiệp thương mại thì điều này càng được thể hiện rõ nét nhất ở bảng tổng hợp số liệu (bảng 14, trang 81).

Để tìm hiểu rõ sự biến động của lợi nhuận này ta sẽ phân tích chi tiết sự ảnh hưởng của 2 thành phần hình thành nên lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ đó là lãi gộp và chi phí hoạt động.

Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.366.495 triệu đồng, tương đương 40,92%; năm 2008 doanh thu thuần tiếp tục tăng với tốc độ 50,82% tương đương mức biến động tuyệt đối là 2.391.814 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty gia tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường. Tuy doanh thu thuần có tăng lên giữa các năm nhưng tốc độ này luôn thấp hơn so với tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán (Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006: tốc độ tăng doanh thu thuần 40,92% < tốc độ tăng giá vốn hàng bán 41,78%; năm 2008 so với năm 2007: tốc độ tăng doanh thu thuần 50,82% < tốc độ tăng giá vốn hàng bán 51,38%).

Do Việt Nam chỉ mới khai thác được xăng dầu thương mại để sử dụng vào ngày 22/02/2009 nên thời gian trước đó nước ta hoàn toàn sử dụng xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 tình hình chính trị thế giới lại không ổn định nên ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả xăng dầu thế giới do vậy mà chi phí mua hàng của công ty luôn tăng cao. Chính sự gia tăng của giá vốn hàng bán vượt qua tốc độ tăng doanh thu thuần nên điều này đã ảnh hưởng đến sự giảm sút lợi nhuận của công ty.

Xét về chi phí hoạt động ta thấy chi phí hoạt động của công ty tăng dần qua 3 năm. Năm 2006 so với năm 2007 chi phí hoạt động tăng 10.879 triệu đồng, tương đương 18% trong khi đó lãi gộp chỉ tăng 1.348 triệu đồng, tương đương 1,86% nên làm cho lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 9.531 triệu đồng, tương đương 79,14%. Đến năm 2008, chi phí hoạt động tăng 10.103 triệu đồng (tăng 14,17%) trong khi lãi gộp tăng lên 11.172 triệu đồng (tăng 15,87%) so với năm 2007 nên làm cho lợi nhuận bán hàng ở năm 2008 tăng 1.609 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 64,05%.

Bảng 14: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu bán hàng và CCDV 3.339.653 4.706.148 7.097.962 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82 2. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 3.339.653 4.706.148 7.097.962 1.366.495 40,92 2.391.814 50,82 3. Gía vốn hàng bán 3.267.183 4.632.330 7.012.432 1.365.147 41,78 2.380.102 51,38 4. Lãi gộp 72.470 73.818 85.530 1.348 1,86 11.712 15,87 5. Chi phí hoạt động 60.427 71.306 81.409 10.879 18,00 10.103 14,17

6. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và CCDV 12.043 2.512 4.121 (9.531) (79,14) 1.609 64,05

4.1.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Bảng 15: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu HĐTC 135 197 461 62 45,93 264 134,01 2. Chi phí tài chính 1.701 1.579 1.876 (122) (7,17) 297 18,81 3. Lợi nhuận từ HĐTC (1.566) (1.382) (1.415) 184 (11,75) (33) 2,39

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Nhìn chung, bảng phân tích số liệu trên cho thấy lợi nhuận hoạt động tài chính qua các năm đều không mang lại hiệu quả mà luôn luôn lỗ, tuy nhiên tình hình hoạt động tài chính kinh doanh lỗ có phần thay đổi qua các năm, năm sau số lỗ giảm hơn so với năm trước. Để biết rõ tình hình này ta đi vào tìm hiểu doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu từ hoạt động đầu tư trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu đồng thời thu từ việc gửi tiền và ngân hàng cho vay tiền; thêm vào đó là chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi chênh lệch tỷ giá hoặc bán hàng trả chậm. Dựa vào bảng phân tích số liệu lợi nhuận từ hoạt động tài chính cho thấy thu nhập tài chính có tăng qua các năm, tốc độ tăng đáng kể. Năm 2007 so với năm 2006 thu nhập hoạt động này tăng 62 triệu đồng, mức biến động là 45,93%, đạt 197 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh thu này tiếp tục tăng lên rất nhiều, tăng hơn gấp 2 lần giá trị năm 2007, tăng thêm 264 triệu đồng (tốc độ tăng 134,01%) dẫn đến kết quả doanh thu năm 2008 là 461 triệu đồng.

Tuy doanh thu hoạt động tài chính có tăng lên qua các năm nhưng giá trị thu về không nhiều bằng số tiền chi ra cho hoạt động này do đó lợi nhuận tài chính luôn là số âm. Năm 2006, chi phí tài chính là 1.701 triệu đồng, năm 2007

giảm được 122 triệu đồng, tốc độ giảm 7,17%. Sang năm 2008 thì chi phí này lại tăng lên thêm 297 triệu đồng, tăng 18,81%. Nguyên nhân chi phí hoạt động tài chính luôn là những con số có giá trị rất lớn là do công ty sử dụng nhiều vốn vay để xây dựng, sửa chữa kho và hệ thống bồn bể, mua sắm thiết bị đầu tư thành lập các cửa hàng xăng dầu mới…nên việc chi trả lãi vay hàng năm rất cao.

Từ tình hình doanh thu và chi phí tài chính như trên đã làm cho lợi nhuận năm 2006 có giá trị âm 1.566 triệu đồng, năm 2007 số lỗ này giảm 184 triệu đồng, còn âm 1.382 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh thu tài chính biến động với tốc độ tăng rất nhanh là 134,01% nhưng cũng không thể trang trải các chi phí đã phát sinh, do đó ở năm này lợi nhuận tài chính của công ty vẫn âm 1.415 triệu đồng.

4.1.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác

Bảng 16: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập khác 467 3.528 3.041 3.061 655,46 (487) (13,80) 2. Chi phí khác 140 2.338 980 2.198 1.570,00 (1.358) (58,08) 3. Lợi nhuận khác 327 1.190 2.061 863 263,91 871 73,19

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập hoạt động khác chủ yếu là thu nhập từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu từ các khoản nợ khó đòi. Chi phí khác là số tiền chi cho việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hay vi phạm hợp đồng kinh tế. Từ bảng 16 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty tăng l ên qua 3 năm, năm sau tăng một lượng luôn lớn hơn năm trước. Năm 2007 lợi nhuận khác đạt được 1.190 triệu đồng, tăng 863 triệu đồng với tốc độ 263,91% so với năm 2006.

Năm 2007 hoạt động khác của công ty có thu nhập lẫn chi phí đều tăng tuy nhiên giá trị tăng doanh thu lớn hơn giá trị tăng chi phí nên dẫn đến lợi nhuận năm 2007 tăng lên. Đến năm 2008, chi phí hoạt động này giảm mạnh, giảm 1.358 triệu đồng (tốc độ giảm 58,08%) so với năm 2007, doanh thu khác cũng giảm 487 triệu đồng. Tuy doanh thu hoạt động này có giảm nhưng chi phí của nó lại giảm nhiều hơn nên lợi nhuận vẫn giữ mức biến động tăng, tăng thêm 871 triệu đồng, tốc độ 73,19% đạt lợi nhuận khác cao nhất trong giai đoạn 3 năm phân tích đó là 2.061 triệu đồng.

Tóm lại, lợi nhuận hoạt động khác đều tăng lên từ năm 2006 đến năm 2008, lợi nhuận này cũng góp phần làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên.

Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đạt hiệu quả tương đối cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm. Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần có biện pháp làm hạn chế lỗ từ hoạt động tài chính, làm giảm đi gánh nặng chung cho toàn công ty.

4.1.3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng hay giảm của lợi nhuận. Trong giới hạn của nghiên cứu, bài luận văn này chỉ đi nghiên cứu và phân tích 5 nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ đó là các nhân tố sau đây: khối lượng hàng hóa, kết cấu khối lượng hàng hóa, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Sau đây là phần phân tích chi tiết từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Năm 2007 so với năm 2006

Căn cứ vào số liệu của công ty cung cấp, ta tính toán bảng số liệu chi tiết phục vụ cho việc phân tích này như sau:

Bảng 17: DOANH THU – GIÁ VỐN HÀNG BÁN GIAI ĐOẠN 2006 - 2007

MẶT HÀNG

Sản lượng tiêu thụ (lít, kg) Giá bán đơn vị

(đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) DOANH THU (Triệu đồng) GIÁ VỐN HÀNG BÁN (Triệu đồng) Q06 Q07 P06 P07 Z06 Z07 Q06* P06 Q07 * P06 Q07 * P07 Q06* Z06 Q07 * Z06 Q07 * Z07 1. Xăng 69.481.980 100.317.229 9.795 10.082 9.582 9.924 680.576 982.607 1.011.398 665.807 961.285 995.534 2. Dầu hỏa 28.639.881 29.199.557 8.250 9.400 8.071 9.253 236.279 240.896 274.476 231.152 235.669 270.171 3. Diesel 183.914.322 223.449.132 7.227 8.295 7070 8.165 1.329.149 1.614.867 1.853.511 1.300.306 1.579.824 1.824.437 4. Mazut 183.337.104 212.168.901 5.900 7.325 5.772 7.210 1.081.689 1.251.797 1.554.137 1.058.216 1.224.633 1.529.760 5. Khác 1.623.897 1.542.013 7.365 8.188 7.205 8.060 11.960 11.357 12.626 11.700 11.110 12.428 Tổng cộng 466.997.184 566.676.832 - - - - 3.339.653 4.101.524 4.706.148 3.267.182 4.012.521 4.632.330

Chú thích

Q06 và Q07 là sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng lần lượt của năm 2006 và năm 2007

P06, P07 và Z06, Z07 lần lượt là giá bán, giá vốn hàng bán đơn vị các mặt hàng 2 năm 2006 và năm 2007

CHĐ06, CHĐ07 là chi phí hoạt động của công ty năm 2006 và năm 2007 Gọi L là lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta có

L06 và L07 là lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 và năm 2007

Đối tượng phân tích

∆L = L07 - L06 Dựa vào bảng 14, trang 81 ta có:

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 và năm 2007 lần lượt là 12.043 triệu đồng và 2.512 triệu đồng

Chi phí hoạt động năm 2006 và năm 2007 là 60.427 triệu đồng và 71.306 triệu đồng

Vậy đối tượng phân tích ∆L = L07 - L06

= 2.512 – 12.043 = - 9.531 (triệu đồng)

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 giảm 9.531 triệu đồng so với năm 2006.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng bởi nhân tố sản lượng tiêu thụ

LQ = (T – 1) x (∑Q06* P06 - ∑Q06* Z06) Trong đó, T là % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ

T = x 100% = = 122,81% LQ = (T – 1) x (∑Q06* P06 - ∑Q06* Z06) = (122,81% - 1) x (3.339.653 – 3.267.183) = 16.530 (triệu đồng) ∑Q07* P06 ∑Q06* P06 4.101.524 3.339.653

Sản lượng tiêu thụ tăng 22,81% nên lợi nhuận bán hàng tăng 16.530 triệu đồng.

Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu mặt hàng

LC = LK2 - LK1 LK1 = T x (∑Q06* P06 - ∑Q06* Z06) – CHĐ06 = 122,81% x (3.339.653 – 3.267.183) – 60.427 = 28.573 (triệu đồng) LK2 = ∑Q07* P06 – (∑Q07* Z06 + CHĐ06) = 4.101.524 – (4.012.521 + 60.427) = 28.576 (triệu đồng) LC = LK2 - LK1 = 28.576 – 28.573 = 3 (triệu đồng)

Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng 3 triệu đồng so với năm 2006.

Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán

LP = ∑Q07* P07 - ∑Q07* P06

= 4.706.148 – 4.101.524 = 604.624 (triệu đồng)

Do giá bán tăng làm cho doanh thu tăng 604.624 triệu đồng nên đã góp phần làm cho lợi nhuận bán hàng năm 2007 tăng 604.624 triệu đồng so với năm 2006

Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán

LZ = - (∑Q07* Z07 - ∑Q07* Z06)

= - (4.632.330 – 4.012.521) = - 619.809 (triệu đồng)

Vậy do giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận bán hàng năm 2007 giảm 619.809 triệu đồng so với năm 2006

Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động

LCHĐ = - (CHĐ07 - CHĐ06)

= - (71.306 – 60.427) = - 10.879 (triệu đồng)

Chi phí hoạt động tăng làm cho lợi nhuận bán hàng năm 2007 giảm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)