C. Các biểu hiện tiêu cực của trạng thái căng thẳng
KỸNĂNG ĐẶTMỤC TIấU
KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIấU
Kĩ năng đặt mục tiêu là kĩ năng quan trọng giúp chúng ta có sự chuẩn bị sẵn sàng, định hướng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống. Tuỳ thuộc vào mỗi hoàn cảnh, đối tượng và mục đích mà chúng ta có nhiều cách khác nhau để đặt ra mục tiêu. Thời gian để đạt được mục tiêu mà chúng ta đề ra cũng có thể dài ngắn khác nhau, ví dụ: có mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Để thực hiện mục tiêu, chúng ta cần biết cách đề ra các mục tiêu cụ thể, biết lên kế hoạch khả thi phù hợp với hòan cảnh và điều kiện của bản thân, biết tìm tới các hệ thống hỗ trợ giúp đỡ nếu có khó khăn và quan trọng nhất là chúng ta phải quyết tâm thực hiện được những mục tiêu, mục đích đề ra, không nản chí mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại.
Kĩ năng đặt mục tiêu cần được vận dụng kết hợp với nhiều KNS khác như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng tự nhận thức, v.v.
Hướng dẫn thực hiện hoạt động
a. Mục tiêu
HS phát triển kĩ năng tự nhận thức, tư duy phê phán
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hồi tưởng và liệt kê một số sự kiện quan trọng và cảm xúc vui hoặc buồn với những gì diễn ra đối với bản thân trong cuộc sống (ví dụ : vui với ngày đầu tiên đi học, lo lắng trong kì thi vào trường THPT, buồn vì phải xa một người bạn thân mới chuyển sang học trường khác.v.v)
- GV yêu cầu HV suy nghĩ và ghi lại dự định của bản thân trong tương lai
- Sau khi làm việc cá nhân khoảng 5-7 phút, GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh về những nội dung nêu trên.
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau :
1. Những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của em là gì? 2. Sau mỗi sự kiện quan trọng này, em cảm thấy thế nào?
3. Em có dự định gì trong tương lai?
- GV ghi kết quả thảo luận lên giấy treo lên cả lớp cùng xem
- GV tổng kết nội dung hoạt động và chuẩn bị hướng dẫn hoạt động tiếp theo
c. Kết luận
Trong cuộc sống, ai cũng có những sự kiện quan trọng cho riêng mình và ai cũng có những lúc vui, buồn, thành công và thất bại; cũng như là có những mục tiêu cho bản thân trong tương lai. Vậy những sự kiện quan trọng đã diễn ra sẽ giúp gì cho chúng ta?
a. Mục tiêu
Giúp HV hồi tưởng lại về một thành công lớn nhất của bản thân và các yếu tố dẫn đến thành công đó.
b. Cách tiến hành
- GV chia lớp thành nhóm từ 5-6 HS.
- Mỗi nhóm chuẩn bị sắm vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Mỗi nhóm được yêu cầu cử ra một HS được phỏng vấn, những HS khác có trách nhiệm phỏng vấn và ghi chép kết quả phỏng vấn. 1. Bạn đã làm gì để có được thành công đó?
2. Bạn mất bao lâu để có được thành công? 3. Bạn có những thuận lợi gì?
4. Những khó khăn nào bạn đã gặp phải? Bạn đã vượt qua những khó khăn này bằng cách nào?
5. Bạn đã có được sự giúp đỡ của ai? Bằng cách nào?
- Lần lượt các nhóm sắm vai phỏng vấn trước lớp và nhận xét kết quả phỏng vấn của các nhóm khác
- GV ghi tóm tắt kết quả phỏng vấn của các nhóm lên bảng, ví dụ như bản dưới đây:
Hoạt động 2: Trò chơi " Phỏng vấn"
Tên nhóm Thành công gì ? Thời gian Thuận lợi Khó khăn Cách thức vượt qua khó khăn Sự giúp đỡ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 …….. Nhóm n c. Kết luận
Mỗi người đều có những mục tiêu riêng của mình và có những cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Có mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Để thực hiện được những mục tiêu cuộc sống của mình, chúng ta phải có kĩ năng đặt mục tiêu.
a. Mục tiêu
Giúp HS biết các yêu cầu đặt mục tiêu và thực hành đặt mục tiêu cho bản thân.
b. Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HS một phiếu bài tập “Đặt mục tiêu”, hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài tập cá nhân
- HS chia sẻ kết quả bài tập theo từng cặp
- GV mời một số HS chia sẻ với cả lớp mục tiêu của mình - Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
1. Việc đặt mục tiêu có quan trọng không ? Vì sao?
2. Khi đặt mục tiêu, chúng ta cần phải chú ý những yêu cầu gì ?
- GV tổng kết nội dung thảo luận bổ sung ý kiến cho những yêu cầu khi đặt mục tiêu như sau:
1. Dùng những từ cụ thể để thể hiện và nhằm trả lời những câu hỏi như: Ai? Sẽ thực hiện cái gì? Vào khi nào? Bằng cách nào? v.v..
2. Mục tiêu có thể thực hiện được không?
3. Những khó khăn có thể gặp phải, những thuận lợi đã có?
4. Xác định biện pháp khắc phục khó khăn và tận dụng những nguồn lực có thể hỗ trợ hoặc giúp đỡ.
5. Xác định mốc thời gian hoàn thành.
6. Chia mục tiêu thành từng giai đoạn với các mốc thời gian thực hiện cụ thể
7. Phải kiên định, quyết tâm trong việc thực hiên mục tiêu đặt ra
c. Kết luận
Để thực hiện được những mong muốn, dự định trong cuộc sống con người trước hết phải biết đặt mục tiêu. Đặt mục tiêu là khâu đầu tiên rất quan trọng.
V. Kết luận chung
Đối với mỗi chúng ta, việc đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế hoạch và không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng. Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta tiếp cận tới các mục tiêu đề ra một cách cụ thể và thực tế. Một mục tiêu khả thi là mục tiêu phải phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, xác định đúng những thuận lợi, khó khăn và có kế hoạch cho những giai đọan thực hiện mục tiêu. Quyết tâm chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện đạt tới mục tiêu.
VI. Tư liệu
Phiếu bài tập Đặt mục tiêu
Mụctiêu của tôi
là :--- ---
Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này trong khoảng thời gian:
Tôi muốn hoàn thành mục tiêu này vào:
ngày--- tháng --- năm --- Những thuận lợi tôi đã có:
--- --- Những khó khăn tôi có thể gặp phải:
-
--- --- ---
Những biện pháp tôi cần phải làm : --
--- --- ---
Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ tôi :
• PHỤ LỤC
• I. Một số điều luật của Việt Nam và Quốc tế có liên quan đến bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại, buôn bán, bắt cóc:
• 1. Công ước quốc
tế về quyền trẻ em
• Điều 11: Các Quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp chống việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về.
• Điều 32: Các Quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kì công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học tập của các em, hoặc có hại cho sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của các em.
• Điều 34: Các Quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức lạm dụng và bóc lột tình dục, kể cả mại dâm và việc trẻ em liên quan đến văn hoá phẩm khiêu dâm.
• Điều 35: Các Quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em.
• Điều 39: Các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằng những trẻ em là nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, tra tấn, xao nhãng, bóc lột hay ngược đãi, được điều trị thích đáng để có thể phục hội và hoà nhập trở lại xã hội
• Điều 19: Các Quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em chống lại tất cả
các hình thức ngược đãi của cha mẹ hay của những ngươì khác chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ em và phải lập ra những chương trình xã hội
thích hợp để ngăn ngừa sự lạm dụng tình dục và điều trị cho nạn nhân
• 2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
• • Điều 63. Nghiêm
cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
• 3. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
• Điều 8:
+ Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
+ Nghiêm cấm việc ngược đãi, hành hạ, làm nhục ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc những việc có hại đến sự phát triên lành mạnh của trẻ em
+ Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, trò chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em
• 4. Luật Hình sự Việt Nam 1999:
• Điều 112: Đối với tội hiếp dâm trẻ em:
+ Nếu phạm tội hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tính loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại sức khoẻ, thương tật cho nạn nhân từ 31% đến 60%; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm
Phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính loạn luân, là việc người phạm tôi giao cấu có cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh, chị em có cùng cha, mẹ, anh chị em cùng cha, khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha
Những người có cùng dòng máu về trực hệ là: cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội, cháu ngoại.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; gây tổn hại sức khoẻ và thương tật cho nạn nhân từ 61% trở lên; biết bản thân bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát thì bị phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Hiếp dâm có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những tên phạm tội nhằm hiếp một hay nhièu người, có sự phân công giữa bọn chúng (đứa canh gác, đứa giữ tay, giữ chân …), không nhất thiết từng đứa trong bọn chúng phải có hành vi giao cấu
Nhiều người hiếp một người, tức là những kẻ đồng phạm đều là những người trực tiếp có hành vi hiếp
Phạm tội hiếp dâm trẻ em đối với nhiều người, là kẻ phạm tội đó có hành vi hiếp từ hai người trở lên
+ Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân