- Một số tình huống có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc là:
KỸNĂNG ỨNGPHể VỚICĂNG THẰNG
KỸ NĂNG ỨNG PHể VỚI CĂNG THẰNG
Thời gian 120’
Mục tiờu
Học xong bài này, HS có khả năng
Nhận biết được một số tình huống tạo nên căng thẳng,
Biết được những biểu hiện của sự căng thẳng và tác động của nó đối với cuộc sống
Có suy nghĩ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng
Sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
Có khả năng tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng
Chuẩn bị
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Phiếu in sẵn cách ứng phó với căng thẳng (Tài liệu đọc thêm) - Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận
Thông tin cơ bản
Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con người, gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Trong tình huống gây căng thẳng, suy nghĩ tích cực là cách giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng mới để tránh rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết.
Khi gặp tình huống gây căng thẳng, có người biết ứng phó tích cực, có người ứng phó tiêu cực. Do vậy, tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng.
Chúng ta cần biết cách phòng tránh để ít rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống và tìm cách giải quyết chúng.
Hướng dẫn thực hiện hoạt động
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được những tình huống gây căng thẳng và những biểu hiện của nó trong cuộc sống.
b. Cách tiến hành:
- GV đề nghị các HS suy nghĩ và nêu những tình huống bị căng thẳng mà bản thân đã trải qua hoặc có thể xảy ra trong cuộc sống
- GV ghi những tình huống của HS lên bảng. GV có thể đưa thêm một số tình huống gây căng thẳng khác để HS tham khảo.
- GV chia những tình huống căng thẳng đã liệt kê theo các các vấn đề như: Dễ giải quyết - Khó giải quyết; Rất quan trọng - ít quan trọng; Khách quan - Chủ quan.
- GV đề nghị HS nêu ra cảm xúc, biểu hiện hoặc hành vi của bản thân khi gặp các tình huống căng thẳng đã nêu.
- GV nhấn mạnh: Khi căng thẳng, con người xuất hiện nhiều cảm xúc và hành vi, nhưng chủ yếu mang tính tiêu cực. Một vấn đề khó khăn có thể gây căng thẳng cho người này nhưng không gây căng thẳng cho người khác mà chỉ là một vấn đề cần giải quyết. Điều đó phụ thuộc vào quan niệm, kinh nghiệm sống, sự sẵn sàng đón nhận khó khăn, khả năng đương đầu và tìm ra cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của mỗi người...
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình huống gây căng thẳng
c. Kết luận:
Tình huống gây căng thẳng là những sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên, tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực.
Tình huống gây căng thẳng đối với mọi người không hoàn toàn giống nhau. Một tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng đối với người khác là bình thường và ngược lại.
a. Mục tiêu
- HS biết ứng phó hiệu quả với những căng thẳng nảy sinh trong cuộc sống
- Hiểu được ý nghĩa của việc đưa ra cách ứng phó tích cực
b. Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tình huống về tình huống gây căng thẳng
- GV phát phiếu in sẵn các các cách ứng phó với tình huống căng thẳng.
- GV yêu cầu mỗi nhóm đọc kĩ các tình huống và các phương án đưa ra, sau đó hướng dẫn HS:
+ Chọn ra 3 phương án + Chọn ra 2 phương án + Chỉ chọn một phương án
- Yêu cầu một số HS đưa ra cách ứng phó đã chọn và giải thích tại sao lại chọn như vậy.
- Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
1. Liệu mọi người có cách ứng phó chung cho cùng một tình huống gây căng thẳng hay không? Tại sao?
2. Có phải mọi người luôn đưa ra được cách ứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng không?
- Yêu cầu một số HS đưa ra ý kiến và thảo luận chung cả lớp
- GV ghi lại tất cả các ý kiến của HS lên bảng và đưa ra kết luận.
c. Kết luận:
- Trong một tình huống gây căng thẳng có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau. Việc lựa chọn cách ứng phó nào phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm sống, nhân cách, điều kiện của mỗi người.
- Để ứng phó tốt với các tình huống gây căng thẳng cần có suy nghĩ tích cực, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tốt, hạn chế nghĩ tới những khía cạnh tiêu cực. Hãy tìm những điểm mạnh, điểm tốt của người khác họ thay vì chỉ chú ý xem họ có nhược điểm nào để chỉ trích và phê bình.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự giúp đỡ là rất cần thiết để giúp mọi người vượt qua những khủng hoảng, căng thẳng trong cuộc sống.
a. Mục tiêu
- Biết cách hạn chế nguy cơ tạo nên căng thẳng trong cuộc sống
a. Cách tiến hành
- GV đưa câu hỏi thảo luận chung cho cả lớp: Làm thế nào để có thể hạn chế tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống?
- GV gọi một số HS nói suy nghĩ của họ.
Hoạt động 3: Phòng ngừa tình huống gây căng thẳng
- Các HS có thể bình luận, góp ý thêm.
GV nhấn mạnh:
Tình huống gây căng thẳng ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống, để phòng tránh nó, chúng ta cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
Tránh những tình huống gây căng thẳng không đáng có với người khác (mâu thuẫn, đố kị)
Thực hiện chế độ làm việc, học tập, hợp lý: biết lập kế hoạch, lựa chọn mục tiêu phù hợp khả năng.
Có lối sống lành mạnh, tránh xa những thói hư, tật xấu như nghiện rượu, lô đề, ma tuý, quan hệ tình dục sớm...
Thường xuyên rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý. Thân thiện, cởi mở với mọi người xung quanh.
Luôn có suy nghĩ tích cực, biết thay đổi nhận thức, quan điểm khi cần thiết để không tạo nên xung đột.
V. Kết luận chung
Tình huống căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất và tinh thần con người. Nhận biết được các tình huống gây căng thẳng, những biểu hiện của nó, cũng như cách suy nghĩ tích cực, đưa ra giải pháp ứng phó thích hợp và biết cách phòng ngừa là điều cần thiết để làm giảm mức độ tác động hoặc tránh rơi vào tình huống căng thẳng.
VI. Tư liệu
Một số tình huống
(Dành cho hoạt động 2)
Tình huống 1: Tốt nghiệp lớp 12, Thi ước mơ trở thành người lính.
Ngày đi khám sức khoẻ, Thi được các bác sĩ lấy máu và nước tiểu để xét nghiệm. Hôm sau, Ban chỉ huy quân sự huyện đến nhà lấy máu của Thi lần 2 để làm xét nghiệm với lý do lần 1 bị vỡ ống máu. Thi lo lắng không biết có chuyện gì xảy ra. Vài ngày sau, Thi nhận được tin dữ là "đã nhiễm HIV". Tin này nhanh chóng lan đi, mọi người xung quanh, bạn bè dị nghị và xa lánh Thi. Ban chỉ huy quân sự cũng từ chối không để Thi nhập ngũ.
Tình huống 2: Gần đây, người bác ruột của Thơm mới chuyển đến sống
với gia đình em. Bác bị ốm rất nặng, trông bác rất gầy. Bác nằm trên giường cả ngày và ăn rất ít. Mẹ Thơm nói bác đang bị bệnh AIDS. Gia đình em không có phòng riêng, không có toalet riêng. Thơm có chút kiến thức về bệnh AIDS. Em không dám lại gần và nói chuyện với bác mặc dù em biết bác đang rất cần người tâm sự và chia sẻ. Em rất căng thẳng vì sợ lây nhiễm bệnh.
Tình huống 3: Thắm, học sinh lớp 12. Bố mẹ em đã ly dị, em sống với
bố và dì ghẻ. Thắm luôn ở trong tâm trạng buồn chán. Em hay gặp Nguyên, bạn cùng lớp, để chia sẻ. Hai bạn đã quý mến nhau trong một thời gian dài. Trong một buổi dã ngoại, hai bạn đã có quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Hai tháng sau, Thắm thấy trong người khác lạ, em đi khám và biết mình đã có thai. Kỳ thi cuối cấp đến gần, Thắm không dám trò chuyện với ai, kể cả Nguyên. Em luôn ở trong trạng thái căng thẳng và lo sợ. Em không thể học bài và thức trắng mỗi đêm.
Tình huống 4: Cường và Tuấn là đôi bạn thân. Hôm nay trong giờ kiểm tra
Toán, Cường không làm được bài. Cường cầu cứu Tuấn cho mình chép bài nhưng Tuấn không đồng ý. Cường giận lắm cho là bạn không muốn giúp đỡ mình. Kể từ hôm ấy, Cường có ý lạnh nhạt, xa lánh Tuấn, khiến Tuấn rất buồn….
Tài liệu đọc thêm A. Các phương án ứng phó với căng thẳng
- Khóc
- Tâm sự với bạn thân - Cố gắng giải thích - Uống rượu
- Đi xét nghiệm lại máu - Bỏ đi khỏi nhà
- Đập phá đồ đạc
- Tìm người thân giúp đỡ - Báo công an hoặc cán bộ xã - Gây sự với mọi người
- Đến trung tâm tư vấn về gia đình
- Không về nhà
- Hỏi ý kiến người lớn tuổi - Hút thuốc lá