KỸNĂNG GIẢIQUYẾT MÂUTHUẪN

Một phần của tài liệu Xin Giới thiệu cùng bạn đọc cuốn kỹ năng sống dành cho HS THCS Thật là hay (Trang 66 - 73)

C. Một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kiên định

KỸNĂNG GIẢIQUYẾT MÂUTHUẪN

Hướng dẫn thực hiện hoạt động

a. Mục tiêu:

HS nhận biết các loại mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các HS liệt kê một số tình huống có chứa đựng mâu thuẫn trong cuộc sống, sau đó liệt kê mâu thuẫn với ai? mâu thuẫn về vấn đề gì vào bảng sau?

Tỉnh huông Mâu thuẫn với ai?

Mâu thuẫn về vấn đề gì?

- GV tóm tắt nội dung hoạt động bằng cách nêu lên sự đa dạng các loại mâu thuẫn và các vấn đề mâu thuẫn thường thấy trong cuộc sống.

c. Kết luận

Mâu thuẫn là những xung đột, bất bình, những tranh cãi hoặc bất đồng với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ của các cả hai bên.

a. Mục tiêu:

HS trải nghiệm cách thức giải quyết mâu thuẫn trong một tình huống cụ thể để tìm ra các bước cơ bản của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn

b) Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm từ 5-6 người

Hoạt động 1: Động não nhận biết các loại mâu thuẫn

Hoạt động 2: Phân tích câu chuyện về Hùng và Cường

- Mỗi nhóm sẽ đọc và thảo luận trích đoạn 1 "Câu chuyện về Hùng

và Cường" theo gợi ý sau:

1) Liệt kê các cách giải quyết có thể xảy ra với Hùng? 2) Nếu ở địa vị Hùng khi đó thì bạn sẽ làm gì? Tại sao? 3) Bạn sẽ có thái độ như thế nào với Cường?

4) Thái độ và cảm xúc của bạn tới việc làm của Cường như thế nào?

- Sau phần thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả

- GV yêu cầu HS đọc tiếp trích đoạn 2, phần giải đáp: "Câu chuyện về Hùng và Cường". So sánh phần giải quyết mâu thuẫn của câu

chuyện với kết quả thảo luận của các nhóm. GV cùng các HS thảo luận các câu hỏi sau:

1. Hùng cảm thấy gì khi bị bạn bè nói xấu?

2. Hùng đã dùng cách gì để kiềm chế cảm xúc của mình? 3. Hùng suy nghĩ như thế nào về người bạn nói xấu mình? 4. Hùng đã đưa ra cách xử lý như thế nào?

5. Hùng làm gì để bày tỏ cảm xúc của mình?

6. Chúng ta học được điều gì trong cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn của Hùng?

- GV tổng kết, sử dụng tài liệu đọc thêm về "Các bước giải quyết mâu

thuẫn" để kết luận hoạt động.

c. Kết luận

Khi rơi vào trạng thái giận dữ trong tình huống chứa đựng mâu thuẫn, chúng ta phải biết kiềm chế, kiểm soát cơn giận và suy nghĩ tích cực, tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách thiện chí, mang tính xây dựng tránh những hành vi bạo lực.

a) Mục tiêu:

HS được rèn luyện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn thông qua một số tình huống thường gặp trong cuộc sống.

b) Cách tiến hành

- GV chia HS thành từng nhóm nhỏ từ 5-6 HS

- GV yêu cầu mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống mâu thuẫn, thảo luận và trả lời câu hỏi có vận dụng các bước giải quyết mâu thuẫn - Các nhóm được tự lựa chọn cách trình bày kết quả thảo luận (sắm

vai, thuyết trình v.v)

- GV trưng cầu ý kiến nhận xét/ bình luận của các nhóm (về sự hợp lý, hợp tình của từng cách xử lý) hoặc các HS nêu câu hỏi về kết quả thảo luận của từng nhóm.

c) Kết luận:

Mâu thuẫn cần được giải quyết một cách hòa bình. Bạo lực không giải quyết được vấn đề chỉ làm cho mâu thuẫn trở nên căng thẳng và có nguy cơ dẫn tới những xung đột gây tổn hại tới tình cảm, vật chất và quan hệ của các bên. Xác định đúng được tình huống, nguyên nhân gây ra mâu thuẫn cũng như có thái độ đúng đắn trước các tình huống mâu thuẫn luôn là kim chỉ nam dẫn tới những hành động cụ thể giải quyết mâu thuẫn.

V. Kết luận chung

Rèn luyện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn chính là rèn luyện các bước giải quyết mâu thuẫn trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Mâu thuẫn hết sức đa dạng, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn là do sự khác nhau về chính kiến, về tôn giáo, về tính ngưỡng, về văn hóa v.v… Xác định được nguyên nhân và biết cách kiềm chế cảm xúc cũng như nhận thức được hậu quả của mâu thuẫn sẽ giúp chúng ta sáng suốt lựa chọn và đưa ra được những cách giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.

VI. Tư liệu

Chuyện về Hùng và Cường

(Dành cho hoạt động 3)

Trích đoạn 1

Tại quán nước ven đường Cường và Dũng đang ngồi uống nước và hỏi thăm nhau về công việc và bạn bè. Sau đó, Cường kể cho Dũng những chuyện không hay về Hùng, đáng tiếc là những chuyện đó không phải là

sự thật.

Trích đoạn 2

(phần giải đáp)

Dũng: Lâu quá không có dịp ngồi nói chuyện với nhau, dạo này công việc của cậu thế nào?

Cường: Cũng tàm tạm, còn cậu?

Dũng: Mình vừa đi học ở trung tâm học tập cộng đồng, vừa phụ thêm công việc kinh doanh của bố. Cậu có thông tin gì về thằng Hùng, thằng Hiếu không?

Cường: à! về thằng Hùng thì tai tiếng lắm. Ông ấy có quan hệ lung tung với con gái nhà người ta rồi lại tháo chạy...

Trong khi Cường đang thao thao bất tuyệt thì Hùng đã đi đến và nghe được toàn bộ câu chuyện của Cường. Hùng cảm thấy sôi máu lên, chỉ muốn nhảy vào túm lấy Cường và cho mấy quả đấm. Nhưng rối Hùng đã kịp tự nhủ:

- “Hãy cố thư giãn nào”; “Phải giữ bình tĩnh”; ” Mình sẽ không nói chuyện với cậu ta cho tới khi mình thật sự bình tĩnh”

Sau một phút trấn tĩnh lại, Hùng lại nghĩ:

- ”Chẳng cần lo lắng về những điều cậu ta nói, đó không phải là sự thật”, rồi Hùng lại nghĩ tiếp: “ Có lẽ cậu ấy không ác ý nói xấu mình, mà do cậu ấy nghe thông tin đồn đại không chính xác”

Rồi Hùng quyết định:

Sau đó, Hùng nói với Cường một cách cương quyết:

Xin lỗi, những gì mà cậu đang nói làm tôi rất khó chịu. Tôi buộc lòng cắt ngang vì tôi không muốn cậu tiếp tục tung những tin đồn về tôi. Tôi không quan hệ lung tung với ai cả và cũng không bỏ ai để chạy cả. Là bạn bè, nếu cậu muốn biết thực hư như thế nào, sao không đến hỏi thẳng tôi có tốt hơn không?

Cường gịât mình và cũng chẳng biết thanh minh gì nữa, chỉ biết nói với Hùng:- Xin lỗi cậu, mình sai rồi.

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

(Dành cho hoạt động 4)

Tình huống 1: Nam được một bạn thân cùng lớp cho mượn một quyển sách nói về sự phát triển tâm sinh lý của tuổi vị thành niên. Khi đọc được vài chương đầu, Nam cảm thấy đó là một cuốn sách thú vị, giúp em tự giải đáp được nhiều thắc mắc từ lâu nay. Một hôm, mẹ em phát hiện em đang đọc quyển sách đó và mẹ đã tỏ ra rất giận dữ. Mẹ mắng em rất nhiều và coi như em đã làm những điều cấm kỵ. Nam cố giải thích song mẹ dường như không nghe thấy. Em cảm thấy mẹ không hiểu em và hai mẹ con đang có khoảng cách rất xa. Nam rất buồn.

Nếu bạn là Nam bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Tình huống 2

Cha mẹ ngăn cản em kết thân với một bạn có bố đang điều trị bệnh AIDS, thậm chí còn tuyên bố sẽ từ bạn nếu bạn vẫn tiếp tục quan hệ với người bạn đó. Em cảm thấy rất vô lý, vì em thấy người bạn đó rất tốt và hòan cảnh gia đình khó khăn, cần giúp đỡ. Em sẽ xử lý như thế nào?

Tài liệu đọc thêm

Các bước kĩ năng giải quyết mâu thuẫn

1. Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các kĩ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/ tình huống đó

2. Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mâu thuẫn/ chịu trách nhiệm. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực. (Nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó).

3. Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó không.

4. Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình

Một phần của tài liệu Xin Giới thiệu cùng bạn đọc cuốn kỹ năng sống dành cho HS THCS Thật là hay (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w