Các lĩnh vực ứng dụng của GIS

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học (Trang 77 - 79)

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, CNTT địa lý đang được các chính phủ quan tâm vì đó là công cụ trợ giúp quyết định hữ hiệu nhất để quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực như: quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, quy hoạch quản lý đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế…

Hệ thống thông tin địa lý ngày càng tỏ ra là một hệ thống trợ giúp quyết định tốt với những thông tin trực quan, đầy đủ những thuộc tính mang tính chất động theo

thời gian và vị trí. Những ứng dụng CNTT địa lý phát triển từ những lĩnh vực liên quan ngày càng nhiều hơn với con người.

Các lĩnh vực được ứng dụng hệ thống thông tin địa lý gồm: - Lập chính sách, quy hoạch, quản lý thành phố.

- Quy hoạch vùng, quy hoạch đất đai.

- Giải quyết vấn đề trong trưởng hợp khẩn cấp. - Quản lý, chống tội ác.

- Quản lý thuế.

- Khoa học môi trường.

- Giám sát hiểm họa môi trường. - Mô hình xả lũ (Storm Water RunOff)

- Quản lý lưu vực, vùng ngập,vùng đất ướt, rừng tầng ngập nước.

- ĐTM.

- Thông tin về các nhà máy, thiết bị độc hại. - Mô hình nước ngầm.

- Kỹ thuật công chánh

- Định vị các công trình ngầm.

- Thiết kế tuyến giao thông. - Bảo quản cơ sở hạ tầng. - Kinh doanh, tiếp thị. - Phân tích dân số.

- Phân tích thị trường.

- Chọn vị trí.

- Hành chính giáo dục. - Phân vùng trường học.

- Dự báo số lượng học sinh. - Tuyến xe buýt.

- Dự báo giá đất.

- Đánh giá ảnh hưởng của giao thông tới giá địa ốc.

- Tối ưu sử dụng. - Y tế.

- Dự báo lan truyền bệnh. - Phân tích nhu cầu y tế.

- Thống kê tài sản y tế.

Nhận xét

CNTT địa lý là một công nghệ hiện đại, trợ giúp hữu hiệu và nhanh chóng trong công tác quy hoạch sử dụng và quản lý không gian. Sự liên thông dữ liệu không gian và phí không gian trong hệ thống thông tin địa lý không những tiết kiệm ngân sách nhờ sử dụng những tài nguyên dữ liệu mà còn tránh được những vướng mắc trong do trong tiến trình trao đổi thông tin giữa các ngành khác nhau.

Tăng cường công tác quản lý dữ liệu trong hệ thống cung đồng thời với khả năng phổ biến những thông tin công cộng sẽ góp phần nâng cao dịch vụ và chất lượng phcu nhân dân của các cơ quan quản lý nhà nước.

Hệ thống thông tin địa lý không những là một công nghệ mới mà còn là công nghệ cao, đầu tư rất tốn kém, Sự thành công của một hệ thống thông tin địa lý phụ thuộc rất nhiều tới con người, bao gồm những người thực hiện dự án xây dựng hệ thống và những người làm việc trong hệ thống (chuyên viên chuyên ngành, chuyên viên CNTT địa lý, quản trị viên hệ thống thông tin địa lý)

Trong xu thế phát triển của đất nước, tiến trình công nghệ hóa hiện đại hóa sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng CNTT địa lý để hiện đại hóa công tác quy hoạch phát triển kinh tế một cách bền vững và quản lý lãnh thổ trên nhiều phương tiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học (Trang 77 - 79)