Phân tích một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học (Trang 69 - 71)

Nai nói chung và khu công nghiệp Biên Hòa I nói riêng

KCN Biên Hòa I cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 6 km, dọc theo xa lộ Hà Nội 3,2 km đối diện với KCN Biên Hòa II và trong khu vực quy hoạch công nghiệp. Như vậy, môi trường không khí tại KCN Biên Hòa I sẽ ảnh hưởng bởi các nguồn sau:

Giao thông từ xa lộ Hà Nội

Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa II Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa I Giao thông nội bộ trong KCN Biên Hòa I

Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa I

Bụi trong không khí phát sinh từ nhiều nguồn:

- Bụi kim loại từ các lò nấu sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, các xưởng gia công, chế tạo sản phẩm kim loại.

- Bụi đất, cát, đá, xi măng amiăng,… từ sản xuất bê tông, xi măng, gạch ngói, tấm lợp, kính xây dựng.

- Bụi nguồn gốc thực vật từ chế biến cà phê, nông sản, thức ăn gia súc, chế biến gỗ, giấy, bông.

- Bụi hóa chất dạng bột, bụi bột giặt.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong KCN Biên Hòa I, biện pháp phát tán khí thải qua ống khói được sử dụng khá phổ biến nhằm xử lý khí thải lò hơi và một số nguồn thải dung môi khác. Mặc dù kết quả đo đạc giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh các nhà máy đều đạt TCCP vì điều kiện khí tượng của khu vực khá tốt đã pha loãng được nồng độ khí thải, tuy nhiên đây lại chính là nguồn ô nhiễm tiềm ẩn vì tính theo tải lượng thì khối lượng chất ô nhiễm đã thải vào môi trường không hề được giữ lại, điều này khiến cho môi trường nước và đất của khu vực bị ô nhiễm do sự sa lắng và tích lũy các thành phần ô nhiễm.

Điều đáng nói ở đây là biện pháp phát tán lại được xem là một giải pháp xử lý hợp pháp và thường xuyên được các nhà tư vấn cũng như cơ quan quản lý đưa ra như là một biện pháp khả thi cao.

Các biện pháp khác được áp dụng tại đây là hấp phụ, tách bụi bằng cyclone, túi vải, buồng lắng…

CHƯƠNG 2

2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

LUẬN VĂN

Trong chương này trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của Đồ án. Các nội dung được trình bày trong chương này gồm: Hệ thống thông tin môi trường, công nghệ hệ thống thông tin địa lý, mô hình mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm được sử dụng trong Đồ án, một số kết quả gần với hướng của đề tài này đã được thực hiện trong các đề tài trước đây. Phần trọng tâm của chương này trình bày phần mềm ENVIMAP trợ giúp quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học (Trang 69 - 71)