4.4/Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường (Trang 62 - 66)

Nhu cầu tiêu thụ điện trong tương lai của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, do vậy việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế là một trong những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước.Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam trở nên rất cấp thiết. Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỉ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỉ kWh. Ngay cả khi khai thác hết các nguồn năng lượng tự nhiên không tái tạo như than đá, khí đốt và dầu và đẩy mạnh mua điện của nước ngoài cũng không thể cung cấp đầy đủ và lâu dài cho nhu cầu trong nước. Biện pháp duy nhất để cải thiện tình hình căng thẳng về năng lượng lúc này là phải phát triển điện hạt nhân (ĐHN).

Về nhiên liệu hạt nhân : qua nghiên cứu thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên urani và đất hiếm ở Việt Nam có thể thấy tổng trữ lượng urani trong một số mỏ và điểm quặng ở Việt Nam rất lớn, tính theo U308 dự báo là 218,167 tấn, trong đó cấp C1 là 113 tấn, cấp C2 là 16.563 tấn, cấp P1 là 15.153 tấn và cấp P2+P3 là 186.338 tấn. Các điểm mỏ quặng có trữ lượng lớn là Bắc Nậm Xe 9.800 tấn cấp C2, Nam Nậm Xe 321 tấn cấp C2, Nông Sơn 546 tấn cấp P1, Khe Hoa- Khe Cao 7.300 tấn các loại… Với trữ lượng này, Việt Nam có thể sử dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ để sản xuất điện hạt nhân.Chính vì vậy, các chuyên gia về năng lượng nguyên tử cho rằng việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam là hợp lý trong bối cảnh điện hạt nhân đang trở thành giải pháp thích hợp để thế giới đối mặt với khủng hoảng năng lượng và giảm tải phát thải khí ô nhiễm

Về hạ tầng cơ sở tương đối đầy đủ cũng như nền công nghiệp điện lực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể xây dựng và vận hành thành công các nhà máy điện nguyên tử trong tương lai.

Về công nghệ, Việt Nam có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nền công nghiệp hạt nhân trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn với những bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất ra thế hệ lò phản ứng tiên tiến ngày càng an toàn và hiệu quả.

Vị trí mà Việt Nam dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử là vị trí đạt được những yêu cầu về an toàn, kinh tế, kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.

Về chính trị : tương đối ổn định

Hạn chế : Việt Nam cũng có những khó khăn riêng khi phát triển điện hạt nhân

+Trước hết là vấn đề nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm còn thiếu. +Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và luật pháp còn thấp của chúng ta.

+Thứ ba, năng lực tài chính hạn chế.

+Thứ tư, sự chấp thuận của công chúng còn chưa có các nghiên cứu đầy đủ, đôi khi vẫn còn những thông tin phản đối của một số dân chúng.

+Thứ năm, ý thức chấp hành kỷ cương và văn hoá an toàn nói chung còn chưa cao.

*Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai nhà máy điện hạt nhân I và II đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW.] Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022, phát điện vào cuối năm 2020.

- Có địa hình thuận lợi nhất_ Gần biển có thể xây dựng cảng, vận chuyển nguyên vật liệu, nước cung cấp xây dựng nhà máy và nước làm mát lò.

- Ngoài ra, các tỉnh phía Nam có nhu cầu tiêu thụ điện lớn và thiếu các nhà máy sản xuất điện.

- Ngoài Bắc, sau khi hoàn thành công trình Thuỷ điện Sơn La có thể đảm bảo đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực phía Bắc.

Do vậy, xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận sẽ thuận lợi cho việc cung cấp điện ở phía Nam (Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động, điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 6- 10% sản lượng điện của cả nước).Mỗi năm, nhà máy điện hạt nhân sẽ sử dụng khoảng 27 tấn nhiên liệu Uranium được làm giàu, rồi thải ra khối lượng gần tương đương nhiên liệu chịu phóng xạ, trong đó, gần 26 tấn được gọi là nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, chỉ có khoảng hơn 900kg sản phẩm phân hạch và hơn 20 kg Actinid được coi là phế liệu có hoạt tính cao thải ra môi trường hàng năm.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam

Như vậy :tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam khoảng 75.000MW. Trong đó: thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48%; nhiệt điện khí 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu

điện 3,1%. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%. Thủy điện tích năng chiếm 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí 11,8%, điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%, điện hạt nhân và nhập khẩu 4,8%. Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 .Do đó, trong tương lai nhà máy nhiệt điện sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất điện năng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường (Trang 62 - 66)