lượng Mặt Trời sẽ thay thế các nguồn năng lượng cạnh tranh khác, trong khi các chuyên gia đang kêu gọi một dự báo thận trọng hơn và chỉ ra rằng khí đốt và điện hạt nhân sẽ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu.
Kết quả của năm 2012 thực sự ấn tượng: tổng công suất của tất cả các nhà máy điện năng lượng Mặt Trời thế giới đã tăng gần 30 GW và lên đến 100 GW, tương đương với tổng công suất của hàng chục nhà máy điện hạt nhân. Theo dự đoán của hiệp hội quang điện châu Âu, sau 8 năm, con số này sẽ tăng lên 6 lần. Nước giữ kỷ lục là Đức, với mức tăng 8 GW trong năm 2012. Theo Hiệp hội Công nghiệp quang điện châu Âu, qua đà phát triển của ngành công nghiệp có tương lai này, có thể nói chẳng bao lâu nữa năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át các nhà máy điện truyền.thống...
Nhật Bản là thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt Trời nhiều nhất thế giới, với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời mới giúp nâng công suất lên gấp đôi. Trong năm 2013, thị trường điện Mặt Trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt 19,8 tỷ USD (1.910 tỷ yên), vượt Đức – quốc gia xếp thứ 1 về điện Mặt Trời từ năm 2009 – 2012.
Về triển vọng lạc quan cho các thị trường mới nổi, nhất là với Trung Quốc và Ấn Độ, ông Sergei Pikin nói tiếp: “Năng lượng Mặt Trời hoàn toàn có thể đảm bảo an ninh năng lượng cho Ấn Độ. Nước này có thể sẽ phát triển năng lượng Mặt Trời, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà việc kéo đường điện là rất tốn kém”.
Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa
Năm 1838 Edmond Becquerel, nhà vật lý người Pháp,là người đầu tiên có những ý tưởng và ghi chép về một phương pháp giúp chuyển biến ánh sáng thành năng lượng. Tại thời điểm bấy giờ, ý tưởng của ông được nhiều người cho là mới mẻ và thú vị, tuy nhiên nó không có nhiều ứng dụng thực tế nên đã rơi vào quên lãng.
Phải hơn 2 thập kỷ sau Mouchout đã thiết kế động cơ đầu tiên có khả năng chạy bằng năng lượng mặt trời và từ đó cho ra đời chiếc máy hơi nước chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên.
Năm 1873 Willoughby Smith, một nhà khoa học người Anh tình cờ phát hiện ra vật liệu chế tạo pin năng lượng mặt trời. Giai đoạn 1876-1878 William Adams cho ra đời cuốn sách
chính thống đầu tiên về năng lượng mặt trời mang tên: “Nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng hóa thạch tại các quốc gia nhiệt đới”. Cùng với sự trợ giúp của cậu sinh viên Richard Day trẻ tuổi, ông đã có một mẫu thiết kế thú vị sử dụng gương để tạo ra nguồn năng lượng mặt trời tương đương với một động cơ 2.5 mã lực.
Năm 1883 Charles Fritz là nhà khoa học đầu tiên thành công trong việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện. Mẫu thiết kế pin mặt trời của ông tuy có mức chuyển hóa không cao, chỉ từ 1-2%, tuy nhiên vẫn được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời của nhân loại.
Ngày nay, Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế kỷ trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4 người tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần phải có diện tích từ 30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời.
*Nhà máy năng lượng mặ trời tại thành phố Abu Dhabi (thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất - UAE) là nhà máy năng lượng mặt trời tập trung (CSP) lớn nhất thế giới với công suất ước tính là 100 MW.
Công trình nhà máy năng lượng mặt trời Shams 1 bắt đầu được khởi công xây dựng từ tháng 7/2010 trên một địa điểm rộng khoảng 120 km vuông về phía Tây của thành phố Abu Dhabi.Nhà máy có diện tích khoảng 2,5 km vuông, bao phủ bởi 258.048 tấm gương parabol gắn trên 768 tổ hợp máng thu thập năng lượng mặt trời. Sau đó, lượng nhiệt được lưu giữ lại sẽ được tập trung vào một ống dầu ngay ở trung tâm, qua đó sẽ làm nóng và tạo ra hơi nước thông qua bộ trao đổi nhiệt để vận hành hệ thống tua bin phát điện.Do điều kiện sa mạc khắc nghiệt nên nhà máy sử dụng thêm hệ thống làm mát để giúp giảm lượng nước tiêu thụ.
Masdar cho biết, Shams 1 sẽ góp phần cắt giảm lượng khí thải UAE mỗi năm lên đến 175.000 tấn CO2, tương đương với trồng thêm 1,5 triệu cây hoặc ngừng sử dụng 15.000.Tính tới thời điểm này, Shams 1 vẫn là là nhà máy quang năng lớn nhất thể giới được biết đến thì trong tương lai danh hiệu này có thể sẽ sớm trao tay nhờ sự mở rộng của ngày càng nhiều các nhà máy có công suất lớn hơn đã và đang được xây dựng tại Mỹ, Ấn Độ và Ma rốc..
*Pin năng lượng Mặt trời :(hay pin quang điện, tế bào quang điện), là phần tử bán dẫnquang có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các linh kiện cảm biến ánh sáng là các dạng diod p-n, dùng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.
Các pin năng lượng Mặt trời có nhiều ứng dụng trong thực tế. Do giá thành còn đắt, chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện lưới khó vươn tới như núi cao, ngoài đảo xa, hoặc phục vụ các hoạt động trên không gian; cụ thể như các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo trái đất,máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm nước... Các tấm pin Mặt Trời lớn ngày nay được lắp thêm bộ phận tự động điều khiển để có thể xoay theo hướng ánh sáng, giống như cây xanh hướng về ánh sáng Mặt Trời.
* Ở Việt Nam ngày 13/12/2010, Scheider electric đã tổ chức họp báo công bố hoàn thành nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên tại Việt Nam.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên của Schneider Electric xây dựng thí điểm ở bản 61 xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Đây là dự án điện năng lượng đầu tiên Scheider thực hiện tại Việt Nam
Sau 6 tháng triển khai xây dựng, trạm điện năng lượng mặt trời đã có thể phát điện từ cuối tháng 12 năm 2010 đi với công suất 11kW điện và 11 Kw nhiệt.
Nhà máy sẽ cung cấp điện tiêu dùng đủ cho 150 hộ dân, một trường học, doanh trại bộ đội biên phòng và một số cơ quan trên địa bàn thuộc bản 61.