NĂNG LƯỢNG MỚI 1/NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT:

Một phần của tài liệu Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường (Trang 32 - 36)

1/NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT:

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện địa nhiệt được lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Thêm vào đó, 28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho sưởi, spa, các quá trình công nghiệp, lọc nước biển và nông nghiệp ở một số khu vực. Các nhà máy sản xuất điện từ địa nhiệt (cho giá thành rẻ và sạch về sinh thái) đã được xây dựng tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, New Zealand, Nhật, Philippines, Canada, Úc… Nếu tính cả việc sử dụng trực tiếp, năng lượng địa nhiệt đang được sử dụng ở 70 quốc gia trên khắp thế giới. Mỹ đang là nước đi đầu trong việc sản xuất địa nhiệt. Công suất điện địa nhiệt của Mỹ hiện chiếm 32% công suất địa nhiệt của các nhà máy trên thế giới. Trong thời gian tới nước Mỹ có thể sản xuất tới 100.000 MW điện địa nhiệt đủ cung cấp điện cho 25 triệu hộ cư dân trong 50 năm. Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân thiện với môi trường, nhưng trước đây bị giới hạn về mặt địa lý đối với các khu vực gần các ranh giới kiến tạo mảng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã từng bước mở rộng phạm vi và quy mô của các tài nguyên tiềm năng này, đặc biệt là các ứng dụng trực tiếp như dùng để sưởi trong các hộ gia đình. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải phóng khí thải nhà kính bị giữ dưới sâu trong lòng đất, nhưng sự phát thải này thấp hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch thông thường. Công nghệ này có khả năng giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nếu nó được triển khai rộng rãi.

Trong việc sử dụng địa nhiệt vào mục đích phát điện, Italia là nước đi tiên phong. Prince Piero Ginori Conti đã thí nghiệm máy phát điện địa nhiệt 1904 ở một cách đồng khô ở Larderello, Ý và nhà máy địa nhiệt trên thế giới được xây dựng tại Larderello năm 1904 với

công suất ban đầu rất nhỏ là 20 kWe, nhưng chỉ sau hơn 10 năm (1916) đã tăng lên 12000 kWe và hiện nay đạt đến 100 MWe vào ngày 4 tháng 7 năm. Một tổ hợp các nhà máy điện địa nhiệt lớn nhất trên thế giới đặt ở các Greyser, một cách đồng địa nhiệt ở California, Hoa Kỳ.

Năm 2004, năm quốc gia (El Salvador, Kenya,Philippines, Iceland, và Costa Rica) sản xuất hơn 15% lượng điện của họ từ các nguồn địa nhiệt. Indonesia với rất nhiều núi lửa và suối nước nóng, là nước có trữ lượng lớn nhất thế giới về năng lượng địa nhiệt.

Năng lượng địa nhiệt phát sinh từ chất nóng chứa phía dưới mặt đất. Các giới chức Indonesia ước tính nước này có khoảng 28 ngàn megawat dung lượng địa nhiệt, tương đương với 12 tỉ thùng dầu

1.1Năng lượng địa nhiệt ở Đông Nam Á:Philippines, Indonesia và Thái Lan hiện là những

nước sử dụng năng lượng địa nhiệt để sản xuất điện nhiều nhất. Trong khi đó, Trung Quốc và Đài Loan cũng đã trực tiếp sử dụng các ứng dụng địa nhiệt song mức độ sản xuất điện còn thấp hơn.

Nhà máy địa nhiệt ở Philipines

Là nước sản xuất điện địa nhiệt lớn thứ hai của trên thế giới, Philippines có các nhà máy sản xuất địa nhiệt với công suất hàng nghìn mêgaoát. Nhà máy địa nhiệt đầu tiên của nước này bắt đầu hoạt động từ năm 1979. Hai nhà máy điện địa nhiệt lớn nhất là Makban (425,7MW) và Tiwi (330MW), giúp cung cấp 16% lượng điện cho quần đảo đông dân nhất là Luzon. Năng lượng địa nhiệt cũng được sử dụng trực tiếp cho các ngành công nghiệp chế biến thủy

sản, sản xuất muối, sấy khô dừa và trái cây.Philippines, các hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm nguồn năng lượng mới rất được ưu tiên phát triển và trong một tương lai không xa đất nước của những quần đảo này sẽ sớm trở thành nhà sản xuất điện địa nhiệt lớn nhất thế giới. Indonesia hiện đang sản xuất khoảng 807MW điện địa nhiệt. Quần đảo Indonesia nằm trên ranh giới giữa các mảng địa chất Á-Âu và Úc, là kết quả của một nguồn tài nguyên địa nhiệt rất tiềm năng. Việc phát triển năng lượng địa nhiệt được tiến hành đầu tiên ở Indonesia là tại vùng đất khô hạn Kamojang trong những năm 1920, hiện tại các nhà máy ở đây sản xuất được 140MW điện mỗi năm. Khu vực sản xuất điện địa nhiệt lớn nhất Indonesia là Gunung Salak, với công suất lắp đặt là 330MW. Chính phủ Indonesia đang công bố kế hoạch tăng sản lượng công suất điện địa nhiệt nhanh chóng, với mục tiêu đạt 3.000MW vào năm 2015 và 6.000MW vào năm 2020. Hơi nước và nước nóng từ địa nhiệt cũng được sử dụng trực tiếp để nấu ăn và dùng cho tắm giặt.

Có thể thấy, tiềm năng sản xuất điện địa nhiệt ở khu vực Đông Nam Á là rất lớn. Nếu biết khai thác nguồn tài nguyên này một cách tối ưu và có hiệu quả sẽ giúp Chính phủ các quốc gia đó có điều kiện phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững.

Nhà máy địa nhiệt ở Indonesia

Để nhà máy điện hoạt động hiệu quả, đòi hỏi nguồn địa nhiệt phải từ 120-150oC.trở.lên. Theo khảo sát và đánh giá của các nhà khoa học, hiện Việt Nam có khoảng 264 nguồn, suối nước nóng phân bố tương đối đều trên cả nước: như suối nước nóng Kim Bôi-Hòa Bình, Thạch Bích-Quảng Ngãi, Bình Châu-Bà Rịa-Vũng Tàu,….với nhiệt độ trung bình từ 70- 100oC ở độ sâu 3km.

Ưu điểm của nguồn địa nhiệt nước ta là phân bố ở đều khắp lãnh thổ, cho phép sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương. “Với nhiệt độ thấp, sử dụng để phát điện sẽ tốn kém và cần điều tra nghiên cứu đầy đủ hơn. Có thể xây dựng những trạm phát điện công suất nhỏ phục vụ những làng bản vùng sâu, nơi mạng lưới điện quốc gia chưa vươn tới”, Bà Katrin Kessels, Cố vấn trưởng Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức (BGR) cho biết từ năm 2007, Viện đã điều tra, khảo sát tiềm năng điện nhiệt ở 6 điểm nước nóng ở Tu Bông (Khánh Hòa), Phú Sen (Phú Yên), Hội Vân (Bình Định), Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi), Thạch Trụ (Quảng Ngãi) và Kon Du (Kon Tum) và nghiên cứu phương án sử dụng hiệu quả tùy mức độ chất lượng từng nguồn nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các nguồn nhiệt này có khả năng xây dựng các nhà máy điện có công suất từ 3 đến 30MW. Riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, nơi có các nguồn địa nhiệt với nhiệt độ từ 70-150oC, được xem là có tiềm năng lớn để khai thác và xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200MW.

*Dự án nhà máy nhiệt điện đầu tiên ở Việt nam:Tại cuộc họp chiều ngày 29/01/2010, ông Cao Thụy đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về Dự án xây dựng Nhà máy Điện Địa nhiệt đầu tiên ở Việt Nam. Dự án sẽ đươc xây dựng trên diện tích 10 ha đất thuộc địa phận huyện ĐaKrông – tỉnh Quảng Trị, công suất từ 25 đến 30 MW với vốn đầu tư khoảng 50 triệu đô la Mỹ. Đây là nhà máy điện Địa nhiệt đầu tiên của Việt Nam được đầu tư xây dựng trên diện tích đất dự kiến là 10ha.Dự án này hứa hẹn mang lại những ý nghĩa rất lớn với việc cung cấp điện năng phục vụ đời sống của bà con huyện ĐaKrông nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa tích cực với môi trường cũng như thúc đẩy một số ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển tại địa phương.

1.3/Tác động đến môi trường:

Các dòng nước nóng được bơm lên từ dưới sâu trong lòng đất có thể chứa một vài khí đi cùng với nó như điôxít cacbon và hydro sunfua. Khi các chất ô nhiễm này thoát ra ngoài môi trường, nó sẽ góp phần vào sự ấm lên toàn cầu, mưa axít, và các mùi độc hại đối với thực vật xung quanh đó. Các nhà máy phát điện địa nhiệt hiện hữu phát thải trung bình 90–150 kg CO2 trên 1MWh điện, và cũng là một phần nhỏ so với các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một số nhà máy được yêu cầu phải có hệ thống kiểm soát lượng phát thải nhằm làm giảm lượng axít và các chất bay hơi.

Bên cạnh các khí hòa tan, nước nóng từ nguồn địa nhiệt có thể chứa các nguyên tố vết nguy hiểm như thủy ngân, arsen và antimon nếu nó được thải vào các con sông có chức năng cung cấp nước uống. Các nhà máy địa nhiệt về mặt lý thuyết có thể bơm các chất này cùng với khí trở lại lòng đất ở dạng cô lập cacbon.

Việc xây dựng các nhà máy phát điện có thể ảnh hượng ngược lại đến sự ổn định nền đất của khu vực xung quanh. Đây là mối quan tâm lớn cùng với hệ thống địa nhiệt nâng cao, ở đây nước được bơm vào trong đá nóng và khô không chứa nước trước đó.

Địa nhiệt cũng chiếm một diện tích đất tối thiểu; các nhà máy địa nhiệt hiện hữu sử dụng 1-8 hecta/1MW so với các nhà máy điện hạt nhân là 5-10ha/MW và 19 ha/MW đối với nhà máy điện chạy bằng than.

Một phần của tài liệu Các hoạt động khai thác tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường (Trang 32 - 36)