*Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức :nằm ở phía Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 12 km, có tổng diện tích 15,5 ha.
Địa chỉ: km 9 Xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nhà máy điện lâu đời nhất ở miền Nam hiện vẫn còn hoạt động tốt, và vẫn phát điện lên lưới điện Quốc gia.Nhà máy điện Thủ Đức đã được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức với chức năng chính là phát điện lên lưới điện quốc gia.
Hiện tại nhà máy có các tổ máy sau đang vận hành:
• Tổ máy hơi nước S1 33MW/33MW khả dụng/lắp đặt • Tổ máy hơi nước S2 60MW/ 66 MW khả dụng/lắp đặt
• Tổ máy hơi nước S3 60 MW/ 66 MW khả dụng/lắp đặt • Tổ máy Tua bin khí GT1 16 MW/ 23,4 MW khả dụng/lắp đặt • Tổ máy Tua bin khí GT3 10 MW/ 15,0 MW khả dụng/lắp đặt • Tổ máy Tua bin khí GT4 34MW/ 37,5 MW khả dụng/lắp đặt • Tổ máy Tua bin khí GT5 34 MW/ 37,5 MW khả dụng/lắp đặt Tổng công suất khả dụng:
• Các tổ máy hơi nước là 153 MW • Các tổ máy tua bin khí là 94 MW .
*Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ: là một tổ hợp gồm 5 nhà máy nhiệt điện do Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ quản lý.Các nhà máy gồm Phú Mỹ 1, 2-1, 2-2, 3 và 4, với tổng công suất 3.900 MW cung cấp khoảng 40% lượng điện của Việt Nam.
Nhà máy đặt tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy là khí thiên nhiên Nam Côn Sơn và mỏ Bạch Hổ, và dầu ở chế độ sau bảo trì, với mức tiêu thụ khoảng 10 triệu m³ khí/ngày.
Chiếm 22% tổng công suất sản xuất điện toàn quốc và với hơn 100 tỷ kWh phát lên lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ là trái tim của hệ thống điện Việt Nam, giữ nhịp đập cho nền kinh tế xã hội hiện đại đang từng ngày tăng trưởng.
Trung tâm điện lực Phú Mỹ được xây dựng tại huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1996 và bắt đầu đi vào sản xuất điện từ tháng 3/1997.
Phú Mỹ nằm trong chiến lược phát triển nguồn điện của quốc gia, đón đầu sự gia tăng về nhu cầu sử dụng điện của cả nước vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đồng thời cũng là chiến lược đón đầu sự hoạt động của dự án khí Nam Côn Sơn và các mỏ khí khác ngoài khơi Bà Rịa Vũng Tàu.
Phú Mỹ 2.1: công suất đặt 514 MW, vận hành năm 1997. Phú Mỹ 2.1 mở rộng: công suất đặt 453 MW.
Phú Mỹ 4: công suất đặt 468 MW, vận hành năm 2004.
Phú Mỹ 2.2: công suất đặt 733 MW, vận hành tháng 2 năm 2005 Phú Mỹ 3: công suất đặt 733 MW, vận hành tháng 10 năm 2003.
MỘT SỐ NHÀ MÁY KHÁC
Phả lại 1 với 4 tổ máy mỗi tổ 110MW Uông Bí 300 MW Uông Bí mở rộng 330 MW Na Dương 1000 MW Hải Phòng 1-2-3 = 1500 MW Quảng Ninh 1,2 = 1200 MW Quỳnh lập 2400 MW Bà Rịa 388 MW Nghi Sơn 1 -2 = 1800 MW Phú Mỹ 3600 MW Thái Bình 1-2 1800MW Ninh Bình 100 MW Duyên Hải 1-2 1822 MW Long Phú 4400 MW Vĩnh Tân 1-2-3 4400 MW Vũng Áng 1-2-3 4390 MW Ô Môn 2800 MW Cao Ngạn 100 MW Nông Sơn 30 MW Nhơn Trạch 1-2 1162,8 MW Cẩm Phả 1-2 1040 MW Thăng Long 600 MW Kiên Lương 4400 MW Thủ Đức 247 MW Nam Định 2400 MW...
PHẦN III: