- Quy tắc sử dụng:
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh
mạnh nhất.
Tuy nhiên thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu hiện tại của Maritime Bank vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như đã phân tích ở chương 2. Vì vậy khi thực tập tại đây bằng thực nghiệm của bản thân và kiến thức về xây dựng, phát triển thương hiệu tôi xin đề suất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược đưa Maritime Bank trở thành thương hiệu manh.
3.2. Hệ thống các giải pháp hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh trở thành thương hiệu mạnh
3.2.1.1. Nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu khách hàng của ngân hàng. Không chỉ là việc xác định khách hàng mục tiêu mà nội dung chủ yếu của nghiên cứu khách hàng là đi sâu nghiên cứu động cơ, đặc điểm, sở thích, thói quen, mong muốn và nhu cầu của từng khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để từ đó tìm cách thích ứng, gây ảnh hưởng đến họ. Ngoài ra ngân hàng phải nghiên cứu các tiêu chuẩn mà khách hàng căn cứ vào đó để lựa chọn ngân hàng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng thường dựa trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn của ngân hàng như: đặc điểm sản phẩm, địa điểm, số lượng, chất lượng phục vụ, phong cách đón tiếp, sự dễ dàng thuận lợi khi gửi, vay tiền đặc biệt là hình ảnh về sức mạnh và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Toàn bộ việc nghiên cứu này là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó phải được thực hiện thông qua các cuộc nghiên cứu Marketing, lập bảng
hỏi, điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Chỉ hiểu khách hàng thôi là chưa đủ mà bộ phận Marketing còn cần phải hiểu đầy đủ về đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược cạnh tranh năng động, hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng. Có như vậy ngân hàng mới có thể chủ động và chiến thắng trong cạnh tranh.
Khi nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung: Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng; Xác định mục tiêu của đối thủ; Xác định chiến lược của đối thủ; Xác định được hệ thống tình báo cạnh tranh.
Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành phân tích đối thủ một cách toàn diện, xác định điểm mạnh, yếu và chủ động đưa ra các biện pháp đề phòng hoặc tấn công các đối thủ nhằm mở rộng thị phần kinh doanh.
3.2.1.2. Phân tích doanh nghiệp
- Đánh giá một cách toàn diện về mọi mặt của ngân hàng. Bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá các nguồn lực thì phải đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát triển 7P và mối quan hệ của nó với việc xây dựng, phát triển thương hiệu như: Hiện tại chiến lược đang áp dụng cho 7P là chiến lược gì? Nó mang lại những kết quả như thế nào và mặt hạn chế là gì? Từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu mới cho phù hợp.
- Phải phân tích kỹ về thương hiệu hiện tại của ngân hàng như: đặc tính, hình ảnh, định vị; nêu lên được điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Thực hiện các cuộc nghiên cứu, điều tra về mức độ nhận biết, mức độ tin tưởng, mức độ ưa chuộng, lượng khách hàng trung thành. Trên cơ sở đó để đánh giá năng lực cạnh tranh về thương hiệu của ngân hàng một cách chính xác.