II. Các kiến nghị và phương hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng
1. Các kiến nghị đối với Công ty:
1.5. Phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
Như chúng ta biết, muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn. Trong thực tiễn quản lý tài chính, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề phức tạp có quan hệ với các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như TSLĐ, TSCĐ, Vốn chủ sở hữu. Công ty chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố đầu vào này trong mối quan hệ với các yếu tố đầu ra như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp một cách có hiệu quả.
Thực trạng về vốn của Công ty cho thấy Công ty đang gặp khó khăn về vốn, với nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp không đủ để hoạt động mà phải dựa vào nguồn vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Do cơ cấu vốn chưa hợp lý nên không cho phép Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh nhất là trong đầu tư dài hạn. Để giải quyết khó khăn về vốn, Công ty phải cải thiện nguồn vốn vay. Muốn đảm bảo nguồn vốn đủ cho sản xuất kinh doanh vừa có chi phí về vốn thấp nhất, Công ty phải áp dụng một số biện pháp sau:
1.5.1- Tăng cường huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh :
Tăng cường vay vốn Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Khi đi vay, Công ty phải trả chi phí cho lãi vay do đó phải tính toán, lập các phương án kinh doanh cụ thể sao cho có thể đảm bảo được các chi phí kinh doanh cộng thêm lãi suất Ngân hàng mà vẫn có lãi.
Thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp:
Để đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng mà vẫn đạt được cơ cấu vốn tối ưu, Công ty có thể sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành Cổ phiếu. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các DNNN được quyền huy động vốn thông qua hình thức phát hành Cổ phiếu và bỏ mức khống chế vốn huy động tai điều 11 của Nghị định 59/CP. Đây là một bước tiến không chỉ trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn tại các DNNN.
Đối với Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí, việc Cổ phần hoá sẽ khắc phục được tình trạng cơ cấu vốn bất hợp lý hiện nay. Thêm vào đó, khi chuyển từ DNNN sang hình thức Công ty Cổ phần, người lao động khi có cổ phần trở thành người chủ đích thực, có quyền hạn trách nhiệm, lợi ích cụ thể từ đó họ gắn bó với Công ty hơn. Điều này tạo điều kiện cho Công ty giải quyết khó khăn về vốn, về cải tiến kỹ thuật, việc làm, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
Có nhiều hình thức Cổ phần hoá doanh nghiệp, nhưng với đặc điểm kinh doanh và tình hình tài chính như hiện nay, Công ty Dụng cụ cắt vá Đo lường cơ khí có thể lựa chọn hình thức cổ phần hoá mà trong đó Nhà nước giữ lai một tỷ lệ % cổ phần nhất định, còn lại đại bộ phận Cổ phần sẽ bán cho cán bộ công nhân viên trong Công ty bằng một phần nguồn quỹ phúc lợi được chia theo thời gian đóng góp của từng người cùng với số tiền đóng góp thêm của họ. Số còn lại sẽ bán cho các đối tượng bên ngoài.
Tuy nhiên, để tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, Công ty cần phải nghiên cứu các quy định cụ thể có liên quan đến cổ phần hoá như: mức khống chế mua cổ phần đối với lãnh đạo Công ty, chế độ ưu đãi đối với người lao động, chế độ xử lý các khoản nợ kéo dài hiện vẫn còn cản trở đối với quá trình chuyển đổi sở hữu Công ty.
1.5.2- Nâng cao lợi nhuận:
Nâng cao lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận tăng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, tăng vốn sản xuất, mở rộng đầu tư cho máy móc thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại, từ đó tăng thêm sức cạnh tranh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để
phấn đấu nâng cao được chỉ tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất để làm cơ sở cho việc thực hiện. Việc đề xuất các biện pháp đó không chỉ dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà còn phải nghiên cứu học hỏi, kế thừa, phát huy kinh nghiệm của một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước.
Để nâng cao được lợi nhuận, Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
* Đẩy mạnh sản xuất: Đây là giải pháp nhằm tăng giá trị sản lượng sản xuất của Công ty từ đó nhằm làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Để thực hiện được điều này Công ty nên:
+ Lập kế hoạch cho sản xuất một cách kịp thời, chuẩn bị chu đáo khâu vật tư, trang bị công nghệ và có kế hoạch đầu tư thiết bị máy móc hiện đại cho các phân xưởng sản xuất.
+ Có các giải pháp kỹ thuật từ khâu thiết kế đến công nghệ chế tạo và kiểm tra kỹ thuật trong quá trình sản xuất để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng sản phẩm.
+ Chấn chỉnh việc thực hiện kỷ luật công nghệ, kiên quyết hơn nữa trong việc thưởng phạt chất lượng sản phẩm.
+ Chủ động đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm có nhu cầu, có điều kiện về vật tư ổn định, có chất lượng và có ưu thế cạnh tranh.
+ Bổ sung một số lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và nhân viên trẻ, công nhân kỹ thuật trẻ cho sản xuất.
* Đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng doanh thu hàng bán ra và đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, từ đó giúp Công ty nâng cao được chỉ tiêu lợi nhuận. Đối với vấn đề này, Công ty phải có một số biện pháp sau:
+ Tích cực tìm kiếm khách hàng, tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải coi đó là công việc quyết định sự tồn tại và phát triển của mình vì thị trường là căn cứ, mục tiêu để cho các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được điều này, Công ty cần phải:
- Tích cực thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực chào mời giới thiệu sản phẩm qua thư chào hàng, katago, để quảng bá hình ảnh sản phẩm của Công ty, tập trung làm nổi bật sự xuất hiện của một số sản phẩm có điều kiện ổn định về chất lượng và tăng sản lượng.
- Tham gia triển lãm hàng cơ khí công nghiệp để giới thiệu năng lực sản xuất và hướng dẫn khách hàng, qua đó tiếp cận được khách hàng, tìm hiểu thêm nhu cầu và ký hợp đồng. + Mở rộng thêm mạng lưới và các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng phía Nam.
+ Tổ chức và chấn chỉnh lại bộ phận tiêu thụ sản phẩm của Công ty và chi nhánh theo hướng tăng cường lực lượng cả về số lượng và chất lượng. Có chính sách khuyến mại cụ thể rõ ràng cho khách hàng, cho người tìm được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và cho người bán lẻ
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và cải thiện nâng cao chất lượng mẫu mã quy cách sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là nhân tố quyếtn định đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Khi sản phẩm của Công ty có chất lượng cao thì uy tín của Công ty cũng được nâng cao, từ đó cũng giúp cho Công ty nâng cao được lợi nhuận. Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì Công ty phải thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm thông qua các biện pháp sau:
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng ngay từ khâu đầu vào và khâu đầu ra, có kế hoạch kiểm định và sửa chữa bổ sung dụng cụ đo kiểm cho khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Xây dựng quy chế quản lý kỹ thuật dụng cụ đo lường ở các phân xưởng và phòng KCS. + Khuyến khích và thực hiện các đề tài về cải tiến bao bì mẫu mã một số sản phẩm.
* Phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng và quản lý tốt chi phí, khuyến khích tăng năng suất lao động.
+ Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chi phí sản xuất về chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, có chế độ chính sách thưởng phạt thích đáng đối với cá nhân và đơn vị sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất và sử dụng lãng phí chi phí sản xuất. Tăng cường quản lý quỹ tiền lương, phấn đấu để tỷ lệ tiền lương hợp lý trong giá thành sản phẩm.
+ Giảm chi phí tiền vay và chi phí sử dụng vốn bằng cách tận dụng mọi cơ hội vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng.
+ Khuyến khích tăng năng suất lao động bằng chế độ khuyến khích, thưởng phạt và bằng đòn bẩy tiền lương, thưởng, phấn đấu nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên. Xây dựng và đăng ký định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm. Tăng cường quản lý kỷ luật lao động, duy trì nề nếp và đảm bảo hơn nữa các điều kiện làm việc và an toàn lao động cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
* Mở rộng liên doanh, liên kết, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của Công ty ra nước ngoài.
1.5.3- Nâng cao các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Nâng cao hiệu quả và sức sinh lợi của VLĐ bằng cách tăng cường quản lý chặt chẽ nhu cầu VLĐ trong sản xuất. Công ty nên thực hiện các biện pháp giảm VLĐ cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của thị trường thông qua việc xác định nhu cầu VLĐ cần thiết hợp lý cho từng loại tài sản trong khâu mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ cũng như thanh toán.
+ Trong khâu mua sắm dự trữ tồn kho: Công ty phấn đấu giảm định mức tồn kho bằng cách quay nhanh vòng quay kho.
+ Trong khâu sản xuất: Công ty phấn đấu tăng năng suất lao động, hợp lý hoá quy trình công nghệ sản xuất, thực hiện chính sách đòn bẩy cho công nhân viên qua chế độ tiền lương, thưởng.
+Trong khâu tiêu thụ: mở rộng hơn nữa kênh tiêu thụ sản phẩm ỏ phía Nam, mở các hội nghị khách hàng.
+ Trong khâu thanh toán: xác định phương thức thanh toán hợp lý, dùng các biện pháp chiết khấu để thu hồi VLĐ nhanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ bằng cách tăng cường công tác quản lý TSCĐ, nâng cao hơn nữa sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lợi của TSCĐ. Công ty nên huy động tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị hiện có vào sản xuất, đầu tư đổi mới TSCĐ, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại để tăng năng lực sản xuất. Thực hành chế độ khấu hao hợp lý, xử lý dứt điểm những TSCĐ đã cũ không sử dụng được nhằm thu hồi lại vốn để dùng vào luân chuyển bổ sung cho vốn kinh doanh.
Nâng cao hệ số doanh lợi doanh thu bằng cách tăng lợi nhuận, giảm chi phí nghiệp vụ kinh doanh cần thiết.
1.5.4- Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh:
Công ty phải bảo toàn và phát triển cả VLĐ và VCĐ:
Để bảo toàn VCĐ, Công ty nên mua bảo hiểm cho các TSCĐ để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn. Các khoản chi cho Bảo hiểm có thể hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông của Công ty. Đây là phương thức rất an toàn và hiệu quả trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với nguồn VLĐ, Công ty cần quan tâm đến việc thu hồi, quản lý tiền mặt, khả năng thu hồi tiền mặt. Công ty nên thực hiện giảm tốc độ chi tiêu bằng cách trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian cho phép để dùng tiền tạm thời nhàn rỗi đó để sinh lời.
Công ty cần xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cho thu mua nguyên vật liệu nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất thường xuyên liên tục. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.