Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế (Trang 76 - 78)

II. Phân tích tình hình tài chính của công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí

2.2.Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của

1. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ

2.2.Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của

Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí.

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm nguồn VLĐ và nguồn VCĐ. Nguồn VCĐ dùng để trang trải cho TSCĐ như mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB. Nguồn VLĐ chủ yếu dùng để đảm bảo cho TSLĐ như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm hàng hoá…. Do là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn kinh doanh của Công ty được hình thành chủ yếu từ vốn Ngân sách Nhà nước cấp, ngoài ra vốn của Công ty còn được bổ sung từ nguồn vốn tự có. Dựa vào tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu trên Thuyết minh báo cáo tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2000 của Công ty, ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 9: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1- Ngân sách cấp 4.817.186.27 4 56,84 4.817.186.27 4 56,84 0 2- Tự bổ sung 3.656.992.79 7 43,16 3.656.992.79 7 43,16 0 3- Vốn liên doanh 0 0 4- Vốn cổ phần 0 0 Tổng cộng 8.474.179.07 1 100 8.474.179.07 1 100

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cuối năm so với đầu năm không tăng. Trong khi, nguồn vốn Chủ sở hữu của Công ty giảm so với đầu năm như đã phân tích ở phần cơ cấu nguồn vốn mà nguồn vốn kinh doanh trong kỳ không tăng chứng tỏ nguồn vốn Ngân sách cấp cho Công ty đẻ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không tăng, Công ty phải hoạt động với số vốn ít ỏi đó để đảm bảo khả năng duy trì sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh việc hoạt động bằng nguồn vốn do Ngân sách cấp, Công ty phải tự bổ sung vốn nhưng cho đến cuối kỳ nguồn vốn tự bổ sung của Công ty cũng không tăng. Điều này bắt nguồn từ thực trạng năm 1999 Công ty kinh doanh bị lỗ 117.587.364 VNĐ do Nhà nước áp dụng luật thuế GTGT cho nên khả năng tự bổ sung nguồn vốn kinh doanh là không có. Đến năm 2000, Nhà nước có chính sách ưu đãi giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với Công ty từ 10% xuống còn 5% và với những cố gắng to lớn của Công ty cho nên Công ty đã đạt được mức lãi 68.728.424 VNĐ. Nhưng Công ty được phép bù lỗ cho năm trước, xử lý lãi theo Công văn 518-TC/TCDN, toàn bộ lãi đạt được của năm 2000 được bù đắp cho mức lỗ của năm 1999 cho nên Công ty cũng không còn khả năng tự bổ sung và phát triển nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận để lại. Tình hình đó cho thấy Công ty đang thiếu vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty phải mở rộng khả năng liên doanh liên kết với các

đối tác, đi vay từ các nguồn tín dụng, ngân hàng, chiếm dụng vốn của các đơn vị khác một cách hợp lý trong giới hạn cho phép để tăng nguồn tài trợ. Mặt khác, Công ty phải xúc tiến việc thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp để có thể tự chủ hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước tình hình này, Nhà nước cũng phải có kế hoạch cấp bổ sung vốn cho Công ty để Công ty có thể mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế (Trang 76 - 78)