III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
a) Hoạt động 1: Hình thành cách tính thờ
gian
* Mục tiêu : Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
* Tiến hành :
a) Bài toán 1 :
- Gọi HS đọc đề toán, trình bày lời giải bài toán.
- Vậy để tính được thời gian đi của ô tô là bao nhiêu giờ ta làm sao ?
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc và viết công thức tính thời gian.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài giải
Thời gian ô tô đi được là : 170 : 42,5 = 4 (giờ)
Đáp số : 4 giờ.
- Để tính được thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường chia cho vận tốc của ô tô.
- HS phát biểu quy tắc và viết công thức vào bảng con.
t = s : v
b) Bài toán 2 :
- Gọi HS đọc đề toán, nói cách làm và trình bày lời giải.
- GV giải thích, trong bài này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất. - Sau khi viết số đo thời gian dưới dạng hỗn số ta viết thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói trong thực tế.
- HS tập làm vào nháp, 1 em giỏi làm ở giấy khổ to, sau đó trình bày trước lớp.
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là : 42 : 36 = 7 6 (giờ) 7 6 giờ = 1 1 6 giờ = 1 giờ 10 phút Đáp số : 1 giờ 10 phút. c) Củng cố
- Gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu
- GV viết sơ đồ lên bảng :
- GV lưu ý HS, khi biết hai trong ba đại lượng : vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba.