hóa trị của kháng thể, số epitop, nhiệt dộ, pH, lực ion của môi trường
13. XẾP LOẠI CÁC PHẢN ỨNG KHÁNG THỂ - KHÁNG NGUYÊN
- Một số phản ứng kháng thể - kháng nguyên có thể quan sát trực tiếp khi làm thí nghiệm như kết tủa hay ngưng kết các phản ứng KN – KT và thấy được sự ly giải của kháng nguyên đích
- Một số phản ứng KN – KT không nhìn thấy trực tiếp được nên phải thực nghiệm bằng nhiều cách để phản ứng có thể biểu lộ ra như:
• Kháng thể đánh dấu bằng chất huỳnh quang thông qua kỹ thuật huỳnh quang
• Kháng thểđánh dấu bằng một chất đồng vị phóng xạ thông qua kỹ thuật
định lượng miễn dịch phóng xạ
Khi bị kháng thể kết hợp, kháng nguyên không bị biến đổi về mặt cấu trúc hóa học nhưng bị thay đổi về mặt tính chất sinh học
Vi khuẩn hay virus mang kháng nguyên khi bị kháng thể đặc hiệu kết hợp sẽ
mất khả năng nhân lên làm rối loạn chuyển hóa nội bào, thoái biến và dễ bị thực bào hay bổ thể tiêu diệt
- Làm bất hoạt các phân tử có hoạt tính
Các phân tử kháng nguyên có hoạt tính nhưng khi bị kháng thể kết hợp thì sẽ mất hoạt tính
Cơ chếđể khử hoạt tính là:
• Vị trí hoạt động của phân tử kháng nguyên bị kháng thể che phủ bằng sự kết hợp, làm nó không tiếp xúc được với đối tượng tác động nữa
• Cấu hình của vị trí có hoạt tính biến dạng làm cho nó không còn đặc hiệu nữa.
- Bất hoạt virus
Kháng thể làm cho virus mất khả năng kết hợp với thụ thể của tế bào đích, nên không thâm nhập được vào nội bào và sẽ nhanh chóng chết ở ngoại bào
Nếu virus tồn tại và phát triển trong tế bào sẽ hình thành một số kháng nguyên đưa lên bề mặt tế bào và bị kháng thể kết hợp. Kháng thể không trực tiếp tiêu diệt virus mà lại có tác dụng hấp dẫn đại thực bào và NK đến tiêu diệt cả tế bào nhiễm lẫn virus chứa bên trong. Đó là cơ chế gây đọc tế bào thông qua kháng thể
- Bất hoạt vi khuẩn, ký sinh trùng hay ấu trùng của chúng
Vi khuẩn sẽ mất khả năng di động và tốc độ nhân lên của vi khuẩn bị giảm hoặc mất hẳn do các quá trình trao đổi chất qua màng và chuyển hóa nội bào bị rối loạn/gián đoạn/dừng hẳn làm cho vi khuẩn bị chết
Các ký sinh trùng đơn bào và một số đa bào như sốt rét, amip, giun chỉ… bị kháng thể tiêu diệt trực tiếp/theo cơ chế diệt vi khuẩn
Nhiều loại ấu trùng (giun, sán) bị IgG và IgA ở ruột làm chậm/ngừng phát triển/không thâm nhập được qua niêm mạc ruột và tạo điều kiện cho bạch cầu ưa acid và đại thực bào tiêu diệt chúng
- Tập trung kháng nguyên bằng cách gây tủa, gây ngưng kết
Vai trò của kháng thể: (i) làm cho kháng nguyên từ dạng phân tán trở
thành dạng tập trung nên làm hạn chế khả năng lan rộng của kháng nguyên (ii) tạo
điều kiện quy tụ các biện pháp bảo vệ không đặc hiệu vào nơi kháng nguyên tập trung
Trung hòa độc tố của vi sinh vật bằng kháng thể (antiserum chứa kháng thể trung hòa độc tố gọi là antitoxin)
14. PHẢN ỨNG KẾT TỦA
- Kháng thể phản ứng với kháng nguyên ở liều lượng chuẩn sẽ xuất hiện
được kết tủa nhìn thấy được bằng mắt thường
- Dùng để phát hiện kháng nguyên khi đã có sẵn kháng thể hoặc để phát hiện kháng thể khi có kháng nguyên hòa tan đặc hiệu
- Phản ứng kết tủa bị ức chế khi có quá thừa kháng nguyên hoặc kháng thể. Sự kết tủa tối ưu khi có nồng độ kháng nguyên phù hợp với kháng thể
- Nguyên lý chung:
• Kết tủa miễn dịch chỉ có thể sử dụng được khi cho kháng nguyên hòa tan phản ứng với kháng thể cũng hòa tan
• Hiện tượng kết tủa miễn dịch xảy ra ở mức độ in vitro
• Hiện tượng tủa những phức hợp phân tử do liên kết KN- KT là do hình thành một mạng lưới ba chiều các phân tử kháng nguyên nối lại với nhau bởi các kháng thể
* Kết tủa trong môi trường lỏng (phương pháp đo đọđục) - Nguyên tắc chung
• Dùng một tia sáng mạnh đơn sắc cho đi qua ống nghiệm trong đó đã có trộn kháng nguyên với kháng huyết thanh tương ứng
• Tia sáng sẽ càng bị khuếch xạ mạnh nếu tủa càng nhiều
• Việc định lượng được tiến hành tại vùng có thừa kháng thể và nhờ việc
đọc độ cản rồi so sánh với đường chuẩn