Bài 70: BỆNH KHÔ VẰN

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 83 - 85)

(Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn: bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, có hình ô-van hay hình e-líp, sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2-3 cm và hoà lẫn vào nhau vằn vèo ở bất kỳ chỗ nào trên bẹ lá lúa. Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh.

Bệnh này phát sinh, phát triển quanh năm, nhưng phát triển nặng nhất là vào mùa thu và mùa hè. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh, phát triển. Vụ xuân giai đoạn lúa có đòng và trỗ chín thường bị bệnh nặng, vết bệnh leo lên phiến lá đòng làm bông lúa có thể bị lép lửng từ 30-50%.

Bệnh khô vằn còn gây hại trên một số cây lương thực khác, đặc biệt là ngô, nên nếu luân canh liên tục với cây trồng này rất dễ bị lây lan nguồn bệnh. Nếu có hiện tượng bệnh phát sinh liên tục, ngoài biện pháp thu gom, tiêu huỷ nguồn bệnh nên luân canh một vài vụ vớI những loạI cây trồng ít bị bệnh khô vằn như: các cây trồng cạn (hành, ớt, mùi…) hoặc rau trồng nước (rau muống, rau cần…).

Sợi nấm và hạch nấm bệnh

Ruộng bị bệnh khô gây hại

Phòng trừ bằng cách:

● Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.

● Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục.

● Dùng có loại thuốc: Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5SP, 5SL; Anvil 5-10EC; Tilt-supe 300ND; Carbendazim 50WP..

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 83 - 85)