Bài 27: VÌ SAO PHẢI CẤY

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 27 - 28)

Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy. Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ. Việc sạ lúa (gieo vãi) và trỉa lúa hiện có ở một số vùng, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng , “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn tập quán sạ lúa (với nhiều hình thức như: sạ vãi, sạ lan, sạ hàng…) phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ Nam Trung bộ trở vào.

Cấy lúa là và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay đã làm giảm lượng thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy từ 22-25 kg đối với lúa lai và 60-70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít, người nông dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới và có chất lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống tự để lại từ vụ trước.

Với đặc điểm về khí hậu, thời tiết của các tỉnh phía Bắc và việc bố trí cơ cấu, mùa vụ, luân canh cây trồng, chân đất... cũng là những lí do để thực hiện quy trình kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa trong sản xuất lúa.

Phương thức cấy lúa thẳng hàng là biện pháp phòng trừ cỏ dại đơn giản, người nông dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ công để làm cỏ mà không phải dùng các loại hoá chất độc hại cho môi trường và sức khoẻ con người để trừ cỏ dại; hơn nữa, ở ruộng lúa gieo thẳng thì dễ bị chuột, ốc, chim... ăn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)