Bài 37: BÔNG LÚA: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH HẠT, NGUYÊN

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 35 - 37)

NHÂN LÀM HT LÉP VÀ S NG CA HT

Sau khi thụ phấn là đến quá trình thụ tinh của hoa lúa. Quá trình thụ tinh kéo dài trong khoảng 8 giờ và bông lúa bước vào giai đoạn hình thành phôi (bộ phận sinh sản) và phôi nhũ (phần tinh bột chiếm đa phần của hạt thóc)

Phôi phát triển khá nhanh sau khi hoa khi thụ tinh, chỉ sau 2 tuần đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt. Song song với sự phát triển của phôi, thì phôi nhũ cũng phát triển rất nhanh, khối lượng hạt gạo tăng nhanh trong vòng15-20 ngày đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Sau 21 ngày, hạt lúa đạt tới trọng lượng lớn nhất.

Dựa vào sự biến đổi về hình dạng, màu sắc, chất dự trữ và khối lượng hạt, người ta chia quá trình chín của hạt lúa ra làm 3 thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Các giai đoạn phát triển này nếu không được chăm sóc tốt hoặc cây lúa gặp những điều kiện bất thuận thì sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hạt thóc. Hạt thóc lép là do thiếu tinh bột để làm đầy hạt, như vậy nguyên nhân hạt thóc bị lép còn do nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng và tỉ lệ phân bón, nhiệt độ…

Một đặc điểm quan trọng của hạt thóc ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa, đó là sự ngủ nghỉ của hạt thóc. Sự ngủ nghỉ của hạt thóc tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống lúa và điều kiện lúc thu hoạch. Thường hạt giống có thể nghủ nghỉ trong thời gian từ 0 đến 80 ngày. Sự ngủ nghỉ của hạt giống là điều kiện thuận lợi và cũng đồng thời là điều kiện bất thuận bởi nếu hạt thóc không có thời gian ngủ nghỉ thì sẽ rất rễ bị nảy mầm

CHƯƠNG 6:

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)