Bài 36: HOA LÚA VÀ SỰ THỤ PHẤN, THỤ TINH

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 34 - 35)

Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng..

Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành.

Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bồng và đầu gié thường nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp.

Nhiệt độ và các điều kiện khí hậu, thời tiết khác như: mưa, gió, độ ẩm… có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa. Nhiệt độ thấp hay nhiệt độ quá cao đều gây trở ngại cho sự mở ra của bao phấn. Trong sản xuất lúa, người ta thường bố trí mùa vụ sao cho thời điểm trỗ hoa của cây lúa nằm trong khoảng điều kiện khí hậu, thời tiết an toàn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh (Trang 34 - 35)