Nhóm hộ nông nghiệp kiêm may da

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 72 - 77)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.2.3. Nhóm hộ nông nghiệp kiêm may da

Nghề may da ở Kiêu Kị khá ổn định và luôn phát huy khai thác tiềm năng của vùng, huy động vốn trong nhân dân cũng nh− giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ng−ời lao động.

Trên toàn địa bàn xã Kiêu Kị có đến 558/2433 hộ làm may da. Trong đó có khoảng 250-270 là chủ cơ sở may da, số còn lại là hộ làm thuê cho chủ may. Đối với chủ may, thông th−ờng vào các tháng trong năm thì mỗi tháng một chủ hộ may da (chủ hộ có 4 ng−ời làm và quy mô ch−a phải là lớn lắm) xuất bán khoảng 2000-2500 cặp các loại, và vào tháng cao điểm nh− từ tháng 6 đến giữa tháng 8 thì xuất bán mỗi tháng khoảng 1,4-1,7 vạn cái. Tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu của các hộ này thì cũng t−ơng đối lớn. Thông th−ờng ban đầu họ phải bỏ ra 40-50 triệu để đầu t− vào máy móc và chi mua nguyên vật liệu. Sau đó, khoảng 2 tháng là hộ có thể dùng đồng tiền bán sản phẩm để quay vòng vốn. Hàng tháng cứ thiếu mặt hàng nào thì hộ bổ sung mua nguyên vật liệu mặt hàng đó, bình quân mỗi tháng hết 9-10 triệu, còn vào tháng cao điểm nh− từ tháng 6 đến tháng 8 thì hộ phải mua nguyên vật liệu hết 30- 40 triệu.

Đối với thợ làm thuê tính bình quân một ng−ời làm một ngày sẽ đ−ợc khoảng 15-20 cái cặp và bình quân mỗi cái là 2000 đồng, nếu nhiều ng−ời làm thì số l−ợng sẽ tăng lên và thu nhập của hộ cũng tăng lên. Tuy nhiên do công việc phụ thuộc vào thời gian tiêu thụ mạnh nên thu nhập không đều.

Các sản phẩm may da chủ yếu là bán buôn ở chợ Đồng Xuân. Bên cạnh đó thì có một số đại lí cũng đến trực tiếp để đặt hàng và lấy hàng. Ban đầu hộ xuất hàng thì thu tiền luôn, sau đó là hầu nh− là bán chịu, cứ toa hàng tr−ớc xuất đi thì đến toa hàng sau họ mới đ−ợc nhận tiền của toa hàng tr−ớc, mỗi toa hàng th−ờng là 100-200 cái. Nếu có đại lí đến lấy hàng thì hộ chỉ cần giao dịch qua điện thoại và cho xe đến lấy hàng, thậm chí đại lí và chủ may không cần biết mặt nhau, chỉ cần thoả thuận qua điện thoại là cho xe đến lấy hàng, và thông th−ờng đại lý còn chịu khoảng 2/3 tổng số tiền hàng.

Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi không đề cập đến các hộ chủ may da vì phần lớn các hộ này th−ờng cho thuê hoặc cho m−ợn đất nông nghiệp, hoặc hoàn toàn không tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Hơn nữa đặc tính sản xuất của các hộ này thiên về hoạt động tiểu thủ công nghiệp nên các giao dịch về vốn giống nh− một doanh nghiệp t− nhân. Bởi vậy việc điều tra, nghiên cứu chỉ dừng lại ở các hộ làm thuê, vừa may da, vừa tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Qua điều tra 20 hộ thuộc nhóm này, chúng tôi thấy, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 7 sào đất để canh tác, nh−ng do thời gian may da chiếm mất qua nhiều lao động nên phần lớn mọi khâu trồng trọt đều đ−ợc thuê m−ớn. Giá thuê ở đây cao hơn khá nhiều so với hai xã ở trên, nhất là công gặt và cấy (45.000đ/sào) (Bảng 4.22). Bên cạnh đó, do ảnh h−ởng của bãi rác Kiêu Kị nên l−ợng chuột phá hoại hoa mầu khá nhiều nên hầu nh− năng suất ở đây đạt khá thấp khoảng 1,6 tạ/sào, và đi kèm theo đó là chí phí cho thuốc diệt chuột khá cao cũng nh− vụ đông không trồng trọt đ−ợc gì.

Bảng 4.22: Thu- chi trong năm của nhóm hộ may da Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Làm đất 259 259 Gieo trồng 385 385 Bón phân 168 98 171,5 168 98 171,5 Thuốc sâu 175 175 Thuê tuốt 105 105 Thủy lợi phí 87,5 87,5 Thuê gặt 315 315 Vận chuyển 105 105 Tr ồn g tr ọt Thu hoạch 3024 3024 Thu từ may da 1500 1500 1500 1500 1500 5000 5000 5000 1500 1500 1500 1500 Dòng tiền vào 1500 1500 1500 1500 4524 5000 5000 5000 1500 4524 1500 1500 Dòng tiền ra 812 98 346,5 612,5 812 98 346,5 612,5

Bảng 4.22 cho thấy, với 5 nhân khẩu trong một gia đình, các hộ phần lớn chỉ tập trung vào hoạt động may da, nên ngoài việc cấy 2 vụ lúa một năm, hộ không tham gia vào các hoạt động nông nghiệp nào khác. Một điều khá thuận lợi là hộ có thể xin ứng tr−ớc tiền mặt từ các chủ hộ may nên nhu cầu về vốn đ−ợc giải quyết khá linh động.

Mặc dù đầu t− cho nông nghiệp chiếm hơn 50% thu nhập từ nông nghiệp nh−ng hàng tháng, hộ có đ−ợc l−ợng tiền mặt khá ổn định nhờ hoạt động may da. Chính nhờ có điều đó mà nhóm hộ này có mức thu nhập thuần cao hơn hẳn so với 2 xã hoạt động thuần túy dựa vào nông nghiệp, lên tới gần 25 triệu/năm, cao gấp 3 lần so với Trung Màu. Bên cạnh đó đầu t− vốn ban đầu của hộ không nhiều, chỉ với 2- 3 chiếc máy khâu với giá 3 triệu đồng/chiếc là hộ hoàn toàn có thể thực hiện đ−ợc công việc này.

Nhìn vào Hình 4.7 có thể thấy rằng các hộ chỉ thực sự có thu nhập cao vào tháng 6, 7, 8, ngoài các tháng thu hoạch nông sản bởi vì đây là những tháng mà học sinh đ−ợc nghỉ hè nên đã đóng góp đáng kể cho hoạt động sản xuất của gia đình. Hơn nữa, đây cũng là những tháng mà ng−ời sản xuất muốn tăng khối l−ợng sản phẩm để đón đầu năm học mới. Có hộ một ngày có thể làm đ−ợc trên 200 nghìn tiền công.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 S ó L ợn g (1000đ ) Dòng tiền vào Dòng tiền ra Dòng tiền thuần

Câu hỏi đ−ợc đặt ra ở đây là với những thuận lợi nh− vậy thì nhu cầu vay vốn của hộ nằm ở đâu. Có một điều cần phải khẳng định rằng các hộ thuộc nhóm này hoàn toàn không muốn vay những món tiền lớn để đầu t− làm chủ may bởi họ không có các mối quan hệ trên thị tr−ờng. Hơn nữa, thiết kế cũng là khâu khá quan trọng cho các đồ da dân dụng. Qua phỏng vấn hộ, chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu vay vốn của hộ vẫn rất cao để đầu t− vào chăn nuôi gia súc gia cầm khác với số l−ợng đáng kể. Mức mong muốn của hộ nằm trong khoảng 3-4 triệu với lãi suất −u đãi từ 0,3- 0,5%, thời hạn vay 3 năm. Những ng−ời làm trong nghề lâu năm cho biết rằng, l−ợng tiền mặt hàng tháng không đều do kế hoạch tiêu thụ của chủ may là một l ý do khiến hộ cảm thấy không an toàn trong tự chủ tài chính. Hơn nữa l−ợng tiền mặt thực tế tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chủ hàng với đại lí bán buôn và bán lẻ nên có lúc hộ cần tiền nh−ng không thể lấy đ−ợc do đại lí nợ tiền hộ chủ khá lâu. Tuy nhiên trên thực tế, may da đòi hỏi lao động có sức khỏe và c−ờng độ lao động cao, hơn nữa thu nhập không đều so với các hộ làm quỳ hoặc các nghề thủ công khác nên số hộ tham gia vào ngành này cũng không nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)