Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 27 - 28)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí

Huyện Gia Lâm cũ (nay tách thành quận Long Biên và huyện Gia Lâm) nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hà Nội, có địa giới hành chính nh− sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh và huyện Đông Anh, Hà Nội. - Phía Nam giáp huyện Mỹ Văn, H−ng Yên

- Phía Đông giáp huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

- Phía Tây chung biên giới với nội thành Hà Nội (quận Long Biên). Do đặc điểm mới tách huyện thành hai đơn vị mới là quận Long Biên và huyện Gia Lâm nên chúng tôi vẫn sử dụng t− liệu chung của huyện Gia Lâm. Về cơ bản, các số liệu cũ từ các thông tin thứ cấp, các thông tin này chủ yếu thể hiện tình hình tổng quát các mặt kinh tế – xã hội của huyện, không ảnh h−ởng lớn đến nội dung nghiên cứu chính của luận văn.

Gia Lâm có hai con sông chảy qua là sông Hồng và sông Đuống. Chạy qua huyện có quốc lộ 5 cùng với tuyến đ−ờng sắt từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quảng Ninh và quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Bắc Ninh. Vị trí đó đặt Gia Lâm nằm ở đầu mối giao thông đi các tỉnh, gồm cả đ−ờng thuỷ, đ−ờng sắt, đ−ờng bộ và đ−ờng hàng không. Vị trí này rất thuận lợi cho việc mở rộng giao l−u kinh tế, văn hoá và xã hội, tạo một mạng l−ới thị tr−ờng rộng lớn, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, th−ơng mại, dịch vụ và du lịch.

Thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, huyện Gia Lâm có sắc thái đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ,

khí hậu ẩm −ớt m−a nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, các tháng đầu có khí hậu khô hanh nh−ng các tháng cuối lại th−ờng ẩm −ớt.

Nhiệt độ trung bình năm đạt tới 23-24oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình trong năm của hai tháng này xấp xỉ 290C, tháng lạnh nhất vào tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống khoảng 13oC, biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm khoảng 6 - 7oC [15].

- ẩm độ t−ơng đối trung bình hàng năm là 82%, l−ợng m−a trung bình hàng năm khoảng 1600 - 1800 mm, số ngày m−a trong năm khoảng 140 ngày. Ngoài ra huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm còn phải chịu ảnh h−ởng của giông, bão, nhất là không khí lạnh từ phía Bắc tràn về, đây cũng là một nhân tố ảnh h−ởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp, th−ơng mại và dịch vụ trên địa bàn.

- Thuỷ văn: huyện nằm trong l−u vực của sông Hồng, sông Đuống, do đó hàng năm huyện có chế độ thuỷ văn rất phức tạp, sông Hồng có l−u l−ợng n−ớc chảy hàng năm là 2.710m3/s, mực n−ớc lũ th−ờng cao từ 9-12m, có những năm n−ớc lũ đạt đỉnh là 14,13m (năm 1971); sông Đuống có l−u l−ợng chảy hàng năm chỉ bằng 30% của sông Hồng, nh−ng có mực n−ớc lũ vào loại khá cao khoảng 13,68m. Nói chung hàng năm hai con sông này bù đắp cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)