Đặc điểm ngành nghề và quy mô vốn vay của hộ ở các xã điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 53 - 55)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Đặc điểm ngành nghề và quy mô vốn vay của hộ ở các xã điều tra

Trung Màu là một xã thuần nông có tổng diện tích đất là 428,2 ha trong đó đất nông nghiệp là 225,7 ha. Với tổng số 1192 hộ nông dân, 4982 nhân khẩu và 2100 lao động thì tỉ lệ 453 m2/khẩu khiến cho ng−ời dân Trung Mầu gặp khá nhiều khó khăn khi có đến 69% số hộ làm nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm này khả năng tiếp cận với vốn tín dụng của hộ nông dân ở Trung Màu gặp khá nhiều hạn chế khi phần lớn vốn vay đ−ợc giải ngân thông qua các tổ chức đoàn thể với số l−ợng nhỏ.

Nằm sát ngay cạnh Trung Màu, Phù Đổng là xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp khá mạnh và có hiệu quả. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp gấp 2,6 lần nh−ng diện tích canh tác tính theo đầu ng−ời hay theo một lao động đều t−ơng đ−ơng với Trung Màu bởi số hộ, số nhân khẩu của xã đều cao hơn hai lần. Với lực l−ợng lao động dồi dào, cộng với địa hình thuận lợi cho chăn nuôi, Phù Đổng đã có những thành công đáng kể trong việc phát triển đàn bò sữa. Gần nh− 70% số l−ợng bò ở huyện Gia Lâm đều tập trung ở Phù Đổng.

Đây cũng là xã có dự án bò sữa của Hà Nội hợp tác với Bỉ và cũng là xã trọng điểm của dự án. Do đó, xã đ−ợc sự hỗ trợ về vốn, giống, thức ăn, kĩ thuật chăn nuôi, vắt sữa, đặc biệt đ−ợc Công ty sữa Vinamilk nhận bao tiêu sữa nên hộ nông dân rất yên tâm. Mục tiêu đến năm 2005, riêng Phù Đổng nuôi 2500 con. Hiện tại theo thống kê ch−a đầy đủ Phù Đổng có khoảng 1200 con bò sữa, trong đó 800 con đã cho sữa.

Trong khi Phù Đổng và Trung Màu tập trung cho hoat động phát triển nông nghiệp là chính thì tại xã Kiêu Kị, tổng thu từ nông nghiệp chỉ bằng một nửa so với tiểu thủ công nghiệp. Với tổng số 2433 hộ, và 9036 nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp của Kiêu Kị chỉ đạt khoảng 337 m2/khẩu thấp hơn khá nhiều so với các xã nêu trên. Hơn nữa, do ảnh h−ởng của bãi rác Kiêu Kị nên sản l−ợng cây trồng ở đây đạt mức thấp kỉ lục so với năng suất trung bình của toàn huyện Gia Lâm. Chính vì lẽ đó, đã có đến 63% số hộ trong toàn xã là những hộ vừa làm nông nghiệp, vừa kiêm ngành nghề.

Bảng 4.12. Tình hình vay vốn NHN0&PTNT 2003 tại 3 xã điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Kiêu Kị Phù Đổng Trung Màu

D− nợ tr.đ 6737 1330 935

Số hộ d− nợ hộ 447 280 320

D− nợ Bq/hộ tr.đ/hộ 15,1 4,75 2,92

Nguồn:NHNo&PTNT Gia Lâm

Bảng 4.12 có thể thấy đặc thù sản xuất đóng vai trò qu yết định đến l−ợng vốn vay ngân hàng. L−ợng d− nợ của Kiêu Kị gần gấp 3 lần tổng d− nợ của Phù Đổng và Trung Màu cộng lại. Khả năng quay vòng vốn nhanh của hoạt động tiểu thủ công nghiệp khiến cho l−ợng vốn vay bình quân trên một hộ của Kiêu Kị cao hơn khá nhiều so với hai xã còn lại cũng nh− số l−ợng hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)