Tình hình cho vay theo các khu vực trong huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 44 - 48)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Tình hình cho vay theo các khu vực trong huyện

Chủ tr−ơng mở rộng mạng l−ới và địa bàn cho vay ở khu vực nông thôn, năm 2000 và 2001 ngân hàng có 4 chi nhánh là khu điều hành trung tâm (nằm ở địa bàn xã Trâu Quỳ) và các chi nhánh Yên Viên, Đa Tốn, Sài Đồng. Năm 2002, NHN0&PTNT huyện Gia Lâm đã mở thêm một chi nhánh nữa thuộc địa bàn thị trấn Gia Lâm, năm 2003 mở thêm một phòng giao dịch thuộc địa bàn xã Trâu Quỳ (tại Tr−ờng ĐHNN1). Điều này thuận lợi cho giao dịch và nhu cầu dịch vụ hàng ngày của khách hàng, giúp hộ nông dân thuận lợi trả gốc và lãi đúng kì hạn.

Khu vực trung tâm tại địa bàn xã Trâu Quỳ, d− nợ cho vay thấp nhất trong toàn huyện trong hai năm 2001-2002. Tỉ trọng d− nợ giảm từ 21,9% năm 2001 giảm còn 15,1% năm 2003, mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng từ 7.059 đến 10.539 triệu đồng, và d− nợ tăng trung bình qua 3 năm là 22,2% (Bảng 4.3 và Bảng 4.4). Nguyên nhân là do đặc điểm địa bàn khu vực, khu vực có hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính với 9 xã: D−ơng Quang, Kim Sơn, D−ơng Xá, Trung Màu, Trâu Quỳ, Cổ Bi, Phú Thị, Đặng Xá, Lệ Chi. Các xã này đầu t− vốn chủ yếu nuôi lợn, nuôi gia cầm với quy mô nhỏ, chỉ có vài hộ nuôi bò thịt và bò sữa. Trong 9 xã, D−ơng Quang là xã có d− nợ thấp nhất trong toàn huyện, d− nợ ở mức 138 triệu năm 2002 và 156 triệu năm 2003. Đây là một xã đông dân, địa bàn rộng nh−ng thuần nông, xa trung tâm huyện và giao thông không thuận tiện.

Đa Tốn là khu vực sôi động nhất trong huyện trong hoạt động tín dụng. Do khu vực này tập trung nhiều xã làng nghề làm gốm sứ nh− Bát Tràng, Kim Lan, Đa Tốn, may da Kiêu Kị, chuyên rau và nuôi lợn h−ớng nạc nh− Đông D−, Văn Đức. Tăng tr−ởng d− nợ bình quân ba năm đạt 48,9%, doanh số đạt mức 110,3%/năm. Các xã làng nghề vay ở mức cao, năm 2003, riêng xã Bát Tràng có doanh số vay 13.769 triệu đồng, d− nợ đạt 7.231 triệu đồng. Đầu t− gốm sứ đòi hỏi l−ợng vốn lớn, do vậy l−ợng vốn vay mỗi hộ cũng lớn và th−ờng các hộ vay để phụ thêm chứ không phải đầu t− một dự án riêng bằng vốn của ngân hàng. Hai xã Đông D− và Văn Đức thực hiện mô hình rau sạch và nuôi lợn nạc, trong đó Văn Đức là một trong 14 xã điểm đang đ−ợc Bộ Nông nghiệp và PTNT thí điểm mô hình nông thôn mới từ cuối năm 2001, nhu cầu vốn lớn nh−ng d− nợ tại NHN0&PTNT huyện Gia Lâm nhỏ do xã sử dụng chủ yếu từ vốn dự án.

Bảng 4.4. Tình hình cho vay hộ nông dân chia theo khu vực

2001 2002 2003

Khu vực

Doanh số D− nợ Doanh số D− nợ Doanh số D− nợ

A. Tổng vốn cho vay (tr.đ) 51908 45580 120365 69595 133363 80779

1. Khu vực trung tâm 8708 9792 11374 10539 12754 11039

2. Khu vực Đa Tốn 14125 11883 38494 17364 40621 20678

3. Khu vực Sài Đồng 13841 12373 15896 7371 17467 8794

4. Khu vực Yên Viên 15234 11532 31356 18654 34156 22375

5. Khu vực TT Gia Lâm 0 0 23245 15667 28365 17893

B. Tỉ trọng (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Khu vực trung tâm 16,8 21,5 9,4 15,1 9,5 13,7

2. Khu vực Đa Tốn 27,2 26,1 32,0 25,0 30,5 25,6

3. Khu vực Sài Đồng 26,7 27,1 13,2 10,6 13,1 10,9

4. Khu vực Yên Viên 29,3 25,3 26,1 26,8 25,6 27,7

5. Khu vực TT Gia Lâm 0 0 19,3 22,5 21,3 22,2

Nguồn: Phòng Kinh doanh NHN0&PTNT Gia Lâm

Bảng 4.5. Tốc độ phát triển của doanh số và d− nợ cho vay hộ theo khu vực

ĐVT: %

2002/2001 2003/2002 Phát triển bình quân

Khu vực

Doanh số D− nợ Doanh số D− nợ Doanh số D− nợ

A. Tổng vốn cho vay 231,9 152,7 110,8 116,0 171,4 134,4

1. Khu vực trung tâm 130,6 107,6 112,1 104,7 121,4 106,1 2. Khu vực Đa Tốn 272,5 146,1 105,5 119,1 189 132,6 3. Khu vực Sài Đồng 114,8 59,6 109,9 119,3 112,4 89,5

Hoạt động của khu vực Sài Đồng đ−ợc chia làm hai giai đoạn tr−ớc và sau tách huyện. Tr−ớc năm 2003, khu vực này bao gồm 13 xã và 1 thị trấn, do địa bàn cho vay rộng và là khu vực kinh tế hoạt động mạnh nên d− nợ cho vay lớn, chiếm 27,1% năm 2001 và 10,6% năm 2002. Năm 2002, l−ợng d− nợ chỉ bằng 59,6% so với năm 2001 (tức tăng tr−ởng âm 40,4%), mặc dù doanh số cho vay có tăng lên. Chính sự sụt giảm này đã làm cho d− nợ bình quân hàng năm tăng tr−ởng âm. Các xã mà khu vực Sài Đồng đảm nhiệm mặc dù có địa bàn khu công nghiệp Sài Đồng, Đài T− và nhiều doanh nghiệp khác, nh−ng các xã này chủ yếu hoạt động nông nghiệp, lao động các xã tập trung vào các công ty nên hoạt động đầu t− không đ−ợc chú trọng.

Khu vực Yên Viên có hoạt động tín dụng sôi động thứ hai trong huyện sau Đa Tốn. Tỉ trọng d− nợ luôn đạt mức cao qua 3 năm, 25,3% năm 2001 và 27,7% năm 2003. D− nợ tăng tr−ởng bình quân ở mức cao: 40,9%. Đây là khu vực cho vay vốn một số xã làng nghề hoạt động TMDV rất mạnh nh− Ninh Hiệp, Đình Xuyên chuyên d−ợc liệu và vải. Chi nhánh cho vay nhiều ở xã Phù Đổng, là xã có mô hình điển hình về chăn nuôi bò sữa của huyện cho

giá trị cao, cho vay dự án dâu tằm thuộc xã Trung Màu. Ninh Hiệp là xã có d− nợ luôn ở mức cao: trên 9 tỉ đồng - do nhu cầu vốn l−u động cho hoạt động th−ơng mại lớn.

Khu vực TT Gia Lâm là khu vực mới đ−ợc thành lập nh−ng ngay trong năm 2002, doanh số và d− nợ cho vay đã thể hiện lợi thế của khu vực này. Doanh số đạt mức 23.245 và 15.667 triệu đồng. Năm 2003 doanh số và d− nợ đạt mức 28.365 và 17.893 triệu đồng, tỉ trọng doanh số năm 2003 đứng thứ 3 t−ơng ứng 21,3%, d− nợ cũng đứng thứ 3 t−ơng ứng 22,2%. Cho vay khu vực này tập trung vào các hoạt động th−ơng mại và dịch vụ là chính, bởi đây là khu vực thuận lợi về giao thông và thông tin liên lạc và cũng là khu vực trung tâm văn hoá kinh tế của huyện. Phần nhiều các hộ nông dân ở khu vực này chuyển nh−ợng hay cho thuê ruộng và chuyển sang đầu t− vào buôn bán kinh doanh.

Chúng tôi nhận thấy có một số địa bàn NHN0&PTNT huyện Gia Lâm đã khai thác tốt nh− ở các khu vực có sự phát triển mạnh của TTCN, TMDV. Tuy nhiên, ngân hàng gần nh− còn bỏ trống nhiều xã với d− nợ thấp d−ới 1 tỉ đồng/năm. Đây là những xã có sản xuất nông nghiệp là chính nên nhu cầu vay hạn chế và NHN0&PTNT huyện Gia Lâm cũng ít đầu t−.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nhóm hộ nông dân trên địa bàn huyện gia lâm hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)