Đặc điểm tự nhiên 1) Địa hình và sông ngò

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 8 trọn bộ năm học 2008 - 2009 (Trang 36 - 38)

1) Địa hình và sông ngòi a) Phần lục địa:

- Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ.

* Địa hình:

- Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn

- Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.

* Sông ngòi:

- HS đại diện các nhóm báo cáo - nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức:

+ S. Hoàng Hà còn được mệnh danh là "Bà già cay nghiệt" vì sông thường gây ra những trận lũ, lụt lớn. Do song chảy qua nhiều vùng khí hậu khác nhau => Chế độ nước thất thường, mùa lũ nước rất lớn gấp 88 lần so với mùa cạn. + S.Trường Giang lại được coi là "Cô gái dịu hiền", có chế độ nước điều hòa do nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt gió mùa.

*HĐ3: Nhóm. (15/)

Dựa H4.1 và H4.2 + thông tin sgk + Kiến thức đã học điền tiếp nội dung vào bảng sau:

- Có 3 hệ thống sông lớn: A-Mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Cả 3 HT sông đều chảy theo hướng tây - đông. - Chế độ nước thường chia 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. Riêng S.Hoàng Hà có chế độ nước thất thường.

b) Phần Hải đảo:

- Là vùng núi trẻ, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Sông ngòi ngắn, có độ dốc lớn.

2) Khí hậu và cảnh quan

Đặc điểm Phí đông phần đất liền và hải đảo Phía tây phần đất liền

Khí hậu - Một năm có 2 mùa gió khác nhau + Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa.

+ Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.

- Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn

Cảnh quan - Phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít

- Chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc

4) Đánh giá:

1) Hãy trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?

2) Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của 2 hệ thống sông Hoàng Hà và sông Trường Giang?

3) Hãy nêu sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á? Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

5) Hoạt động nối tiếp:

- Làm bài tâợp 12 bài tập bản đồ thực hành. Đọc bài đọc thêm sgk/43. - Nghiên cứu bài mới 13 sgk/44.

S: 27/11/2008 Tiết 15G: 1/12 G: 1/12

Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á

I) Mục tiêu: HS cần nắm 1) Kiến thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Đông Á: Là khu vực đông dân. Kinh tế phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu. Có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

2) Kỹ năng:

- Phân tích bản đồ dân cư, kinh tế và bảng số liệu thống kê sgk

II) Đồ dùng:

- Bản đồ tự nhiên châu Á

- Bản đồ kinh tế khu vực Đông Á.

- Bảng số liệu và các tranh ảnh về các hđ kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản.

III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức:

8A1 8A2 8A3

2) Kiểm tra:

1) Xác định khu vực Đông Á trên bản đồ? Nêu đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần phía tây và đông của Trung Quốc?

2) Khí hậu, cảnh quan giữa phần phía đông đất liền, hải đảo với phần phía tây đất liền khác nhau như thế nào? Tại sao?

3) Bài mới: * Khởi động: Đông Á là khu vực đông dân nhất Châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh, nơi có nhiều nền kinh tế mạnh của thế giới. thời là khu vực phát triển nhanh, nơi có nhiều nền kinh tế mạnh của thế giới. Trong tương lai sự phát triển của các nước Đông Á còn nhiều hứa hẹn.=> Chúng ta tìm hiểu điều đó trong bài 13.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

* HĐ1: Cá nhân (10/)

1) Dựa bảng 11.1 sgk/38 + bảng 13.1sgk/44 hãy nhận xét dân số năm 2001 của khu vực so với các khu vực khác của Châu Á? Dân số của các quốc gia Đông Á năm 2002?

2) Hãy so sánh với dân số Đông Á với dân số một số châu lục trên thế giới đã học và rút ra nhận xét gì?

*HĐ2: Nhóm.(10/)

Dựa thông tin sgk và bảng 13.2 cho biết :

1)Tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông á. Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu? 2) Đặc điểm phát triển kinh tế chung

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 8 trọn bộ năm học 2008 - 2009 (Trang 36 - 38)