Về tác dụng giảm đau của Tecan

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm tecan trên thực nghiệm (Trang 41 - 42)

Để đánh giá tác dụng giảm đau của một mẫu thử trên thực nghiệm, các thí nghiệm thường được tiến hành trên động vật được gây đau bằng nhiều phương

pháp khác nhau như: Gây đau bằng nhiệt (phương pháp mâm nóng), gây đau

bằng cách kẹp đuôi, gây đau bằng hóa chất (bradykinin, prostaglandin, acid

acetic…). Trong đó gây đau quặn là phương pháp thường được dùng để khảo sát tác dụng của các thuốc giảm đau [13]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho chuột uống Tecan với các mức liều 100 mg/kg và 300 mg/kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở hai mức liều 100 mg/kg và 300 mg/kg cân nặng

chuột nhắt, Tecan cho hiệu quả giảm đau tương đương nhau (p>0.05). Như vậy trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi đề xuất mức liều của Tecan là 100

mg/kg đối với chuột nhắt.

Tectoridin là một glycosid được chiết tách từ dịch chiết thân rễ Xạ can. Khi bị thủy phân, tectoridin bị mất phần glucose để trở thành dạng genin là tectorigenin (Hình 4.1) [5][19][26].

Hình 3.1: Sựthủy phân tectoridin thành tectorigenin dưới tác động của acid HCl và vi khuẩn Bacteriodes spercoristrong đường ruột của người [19][26].

Bacteriodes spercoris

Trong một nghiên cứu của Ths. ĐỗThị Nguyệt Quế và cộng sự đã chỉ ra tectorigenin thểhiện tác dụng giảm số cơn đau quặnở ba mức liều 50mg/kg,

100mg/kg và 200mg/kg trong đó liều 100mg/kg cho hiệu quả giảm đau tốt nhất

[1]. Chưa thểkết luận tectoridin hay tectorigenin có hiệu quả giảm đau tốt hơn

do hai thử nghiệm không tiến hành song song nhưng có thể tác dụng giảm đau

của tectoridin có liên quan đến dạng chuyển hóa có hoạt tính của nó là tectorigenin.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm tecan trên thực nghiệm (Trang 41 - 42)