Bàn luận về tác dụng chống viêm

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm tecan trên thực nghiệm (Trang 42 - 43)

Để nghiên cứu tác dụng chống viêm, chúng tôi lựa chọn mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carragenin, đây là mô hình thử nghiệm tác dụng chống viêm cấp kinh điển, tiến hành đơn giản, thuận tiện, thời gian tiến hành nhanh. Carrageenin là chất tan trong nước tạo thành dung dịch, do đó sẽ tiêm được liều chính xác, tạo độ phù ổn định [6]. Mặt khác, sau khi tiêm carrageenin, đáp ứng viêm tiến triển theo 2 pha, pha đầu tiên được đặc trưng bằng sự giải phóng histamin, serotonin và các kinin, pha thứ hai đặc trưng bởi sự giải phóng

prostaglandin, đây là những chất trung gian gây phù bàn chân chuột. Vì vậy mô hình nghiên cứu tác dụng giảm phù do carrageenin phù hợp để nghiên cứu các chất có thể có tác dụng ức chế riêng lẻ hoặc đồng thời các chất trung gian hóa học trên [24]. Cơ chế trên cũng phù hợp với cơ chế chống viêm (tiến hành trên

in vitro) đã được báo cáo của tectoridin là ức chế sự tổng hợp prostaglandin E2 [18][30]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Tecan liều 60mg/kg thể hiện tác dụng chống viêm cấp ở 3 thời điểm 5h, 6h và 7h sau khi gây viêm, tác dụng này

tương đương với indomethacin 10mg/kg ở thời điểm 6h và 7h sau khi gây viêm. Việc lựa chọn liều Tecan 60 mg/kg cân nặng là kết quả của phép tính ngoại suy từ liều thuốc thể hiện tác dụng giảm đau trên chuột nhắt (liều giảm

đau trên chuột nhắt là 100 mg/kg cân nặng, hệ sốhiệu chỉnh sang chuột cống là 7/12 [13]).

Theo Yong Pil Kim và cộng sự, tectoridin và tectorigenin có tác dụng chống viêm do ức chế tổng hợp prostaglandin E2 (PGE2). Như vậy kết quả

nghiên cứu trên in vivo của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quảcủa các tác giả trên. Đồng thời, nghiên cứu trên cũng chỉ ra tectorigenin có hiệu lực ức chế

PGE2 mạnh hơn tectoridin [30].

Một nghiên cứu khác của Kwang Seok Ahn và cộng sự đã phát hiện irigenin chiết xuất từrễ của loài Belamcanda chinensis cũng có tác dụng chống

viêm trên đại thực bào chuột. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng Irigenin cũng ức chế tổng hợp nitric oxit và cyclooxygenase mRNAs đồng thời lại không gây

độc tế bào. Như vậy irigenin chiết xuất từ rễ của Xạ can cũng có tác dụng chống viêm [19].

Theo [4] thân rễ Xạ can có tác dụng chống viêm trong mô hình gây phù bàn chân chuột với kaolin, và gây u hạt thực nghiệm với amian ở chuột cống trắng. Flavonoid toàn phần của xạ can có tác dụng ức chế yếu hoạt tính của men polyphenoloxydase huyết thanh người in vitro. Hoạt tính của men này trong huyết thanh người tăng rõ rệt trong các bệnh nhiễm khuẩn, trong các trạng thái viêm cấp và mạn tính, trong các bệnh bạch cầu, xơ gan và tăng năng

tuyết giáp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và độc tính của chế phẩm tecan trên thực nghiệm (Trang 42 - 43)