Quỹ BHXH Việt Nam và nguy cơ mất cân đối quỹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới docx (Trang 50 - 52)

II. THỰC TRẠNG QUỸ BHXH VIỆT NAM

3. Quỹ BHXH Việt Nam và nguy cơ mất cân đối quỹ.

Ở nước ta, vấn đề cân đối giữa thu và chi dài hạn của quỹ BHXH có nhiều khả năng bởi vì một yếu tố cơ bản là số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, việc thay đổi một nội dung của các chính sách như giảm tuổi nghỉ hưu để giảm biên chế, giảm tuổi nghỉ hưu cho lao động nặng nhọc, độc hại, trợ cấp cho các biệm pháp kế hoạch hoá dân số…làm cho thay đổi nhiều khoản trợ cấp

Bảng 4: Tình hình chi quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam

Năm

Chi quản lý (Triệu đồng)

Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (Triệu đồng) 1998 156.457 - 1999 179.083 22.626 2000 196.849 17.766 2001 238.092 41.243 2002 262.041 23.949 2003 478.753 216.712 2004 529.596 50.843 2005 622.278 92.682 2006 622.370 192

BHXH. Do vậy, nếu trong thời gian tới ta không mở rộng đối tượng tham gia BHXH và hạn chế tình trạng trợ cấp không đúng người của BHXH (tăng thu, giảm chi) thì quỹ BHXH có thể đảm bảo ổn định lâu dài. Mặc dù vậy, trên thực tế, khả năng mất cân đối quỹ BHXH vẫn có thể xảy ra nếu không có các biệm pháp kịp thời điều chỉnh, khắc phục. Theo quy định hiện hành được áp dụng, người lao động và chủ sử dụng đóng 15% tiền lương để chi lương hưu và tử tuất cho người lao động. Người lao động chỉ cần tham gia đóng 15 năm, nếu nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì họ được hưởng lương hưu bình quân khoảng 13,5 năm. Như vậy, mức hưởng gần gấp ba lần mức đóng.

Một thực tế khác, do chế độ về hưu sớm, tỷ lệ người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu giảm dần, năm 2000 là 34/1, năm 2002 là 23/1 và năm 2004 là 19/1. Mặt khác, cân đối quỹ còn bị tác động bởi các chính sách xã hội khác như: chính sách việc làm, tiền lương…Theo thiết kế tuổi về hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi, tuổi về hưu bình quân là 57,5. Nhưng từ những năm 1995 đến 2003, tuổi về hưu bình quân của chúng ta là 51,5 tuổi, giảm 6 tuổi so với thiết kế chính sách. Theo mặt bằng năm 2003, mỗi người nghỉ việc hưởng lương hưu trước một năm thì quỹ BHXH giảm khoảng 10 triệu đồng. Với số người về hưu trước tuổi tăng lên rất nhanh trong 10 năm qua thì quỹ BHXH phải chi ra số tiền rất lớn. Việc điều chỉnh tiền lương tổi thiểu từ 120.000 đồng năm 1995 lên 450.000 đồng như hiện nay càng làm số chi từ quỹ BHXH tăng lên nhiều vì phải chi trả cho đối tượng theo mức lương hiện tại lúc nghỉ hưu. Thêm vào đó chính sách đối với người lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ quy định người lao động thuộc diện dôi dư sau khi nhận trợ cấp mất việc vẫn được bảo lưu hoặc tự đóng tiếp BHXH cho đến lúc đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Tiếp nữa, số người tham gia BHXH từ trước năm 1995 thuộc diện Nhà nước chi trả BHXH , nhưng hiện tại, ước tính BHXH Việt Nam đang phải chi trả khoảng 1,8 triệu người thuộc diện này, số tiền chi trả cho họ khá lớn trong khi đó NSNN vẫn chưa cấp đủ cho quỹ BHXH.

Nếu xét khía cạnh đầu tư quỹ nhàn rỗi nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ, thì trong thời gian qua, nguồn lãi thu được từ đầu tư quỹ khá lớn. Song khi so sánh với các nước trên thế giới thì số tiền lãi này còn quá nhỏ, mặt khác,tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua còn cao và nếu tính bình quân thì cũng chỉ ngang bằng tỷ lệ trượt giá ở Việt Nam hiện nay.

Theo tính toán, dự báo năm 2022, thu sẽ cân đối được chi, tiếp theo đó quỹ sẽ giảm dần, do tốc độ tăng thu BHXH sẽ chậm dần và tốc độ tăng chi sẽ tăng lên rất nhanh, đặc biệt là chi chế độ hưu trí. Đến năm 2030 theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các chuyên gia tài chính, nếu chúng ta không có những điều chỉnh chính sách, chắc chắn quỹ BHXH sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất cân đối.

Cân đối thu chi quỹ BHXH hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng xét cả tính chất và nội dung: Giải pháp mang tính nguyên tắc đó là tăng nguồn thu cho quỹ (mở rộng hình thức BHXH, mở rộng chế độ BHXH, mở rộng đầu tư tham gia,nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ, nâng cao hiệu quả quản lý thu); quản lý chi; làm tốt công tác dự báo thu chi quỹ. Như vậy, nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH là một trong yếu tố không những làm cân đối mà còn làm cho quỹ BHXH ngày càng phát triển giúp giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới docx (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)