Thực trạng thu BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới docx (Trang 43 - 46)

II. THỰC TRẠNG QUỸ BHXH VIỆT NAM

2. Quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến nay

2.2.1. Thực trạng thu BHXH Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, thu từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ là chủ yếu.

Thực trạng thu của quỹ BHXH Việt Nam được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1: Tổng thu BHXH Việt Nam (1997-2006) Năm Tổng thu quỹ BHXH

trong năm (triệu đồng)

Lượng tăng tuyệt đối (Triệu đồng) Tốc độ tăng liên hoàn (%) 1996 2.569.733 - - 1997 3.655.411 1.085.678 42,25 1998 4.384.556 729.145 19,95 1999 4.851.754 467.198 10,66 2000 6.022.421 1.170.667 24,13 2001 7.213.085 1.190.664 19,77 2002 8.236.523 1.023.438 14,19 2003 13.435.400 5.198.877 63,12 2004 15.839.900 2.405.500 17,90 2005 20.285.500 4.445.600 28,07 2006* 27.150.000 6.864.500 33,84 Nguồn BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng thu quỹ BHXH không ngừng tăng qua các năm. Sau hơn 10 năm hoạt động, năm 2006 BHXH Việt Nam đã có tổng số thu ước đạt là 29.150 tỷ đồng tăng (gấp hơn 10 lần so với năm 1996). Tuy nhiên, thu quỹ BHXH tăng không đều qua các năm. Năm 1997, tốc độ tăng là 42,25%; năm 2003 là 14,19%; năm 2003 là 63,12%; năm 2004 là 17,9%; năm 2006 tốc độ này ước tăng lên 33,84%. Đặc biệt, số thu có sự tăng mạnh từ năm 2002 sang năm 2003, lượng tăng tuyệt đối đã là

5.198.877 triệu đồng, tốc độ tăng là 63,12% và là tốc độ tăng cao nhất của cả thời kỳ 1996 - 2006.

Đạt được kết quả này là do:

- Chính sách thu BHXH phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta trong điều kiện thu nhập và tiền lương của lao động còn thấp. Vì vậy, thu 20% tổng quỹ lương (người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%) được người lao động và chủ sử dụng lao động chấp thuận. Tuy nhiên, mức thu như vậy vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới như: Áo là 44,96%; Pháp là 50,65%; Hà Lan là 55,25%;…

- Năm 2002 Chính phủ đã có quyết định chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, nên tổng số thu BHXH từ năm 2003 thực chất là tổng của số thu BHXH, BHYT. Điều này một phần đã lý giải được sự tăng đột biết của tổng thu quỹ trong giai đoạn này.

- Do mở rộng đối tượng tham gia đến tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên và do chính sách thu BHXH phù hợp nên số người tham gia BHXH ngày càng tăng.

Để có thể lý giải sâu hơn điều này cần phân tích sự biến động của thu từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và thu từ hoạt động đầu tư:

Thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

Để tăng nguồn thu cho quỹ, BHXH Việt Nam đã tích cực chú trọng hoạt động thu BHXH, BHYT và đầu tư tăng trưởng quỹ. Ta có thể thấy vai trò của sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động là vô cùng quan trọng trong việc duy trì bộ máy BHXH và chi trả các chế độ BHXH qua bảng sau:

Bảng 2: Tình hình thu BHXH, BHYT & tỷ lệ thu BHXH,BHYT trong tổng quỹ

Năm Thu từ đóng góp BHXH, BHYT (triệu đồng) Tổng thu của quỹ BHXH (triệu đồng) Tốc độ tăng liên hoàn thu BHXH-BHYT (%) Tỷ lệ thu từ đóng góp BHXH trong tổng quỹ(%) 1997 3.445.600 3.655.411 - 94,26 1998 3.876.000 4.384.556 12,49 88,40 1999 4.186.100 4.851.754 8,00 86,28

2000 5.198.200 6.022.421 24,18 86,31 2001 6.348.200 7.213.085 22,12 88,01 2002 6.963.000 8.236.523 9,685 84,54 2003 11.481.400 13.435.400 64,89 85,46 2004 13.239.900 15.839.900 15,32 83,59 2005 17.285.500 20.285.500 30,56 85,21 2006* 23.256.000 27.150.000 34,54 85,66 Nguồn: BHXH Việt Nam

Từ bảng ta thấy, thu BHXH từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động luôn chiếm vị trí chủ yếu trong tổng nguồn thu của quỹ: chiếm trên 83%. Từ năm 1997 đến năm 2001 tỷ lệ thu BHXH, BHYT luôn chiếm tỷ lệ cao trên 88%, đặc biệt năm 1997 tỷ lệ thu đóng góp là cao nhất bởi vì đây là năm đầu tiên Nhà nước thực hiện đầu tư quỹ BHXH, các năm tiếp theo cũng chỉ là những bước đi đầu của hoạt động đầu tư, điều này lý giải cho việc nguồn thu trong giai đoạn này mới cao như vậy. Từ năm 2002 đến nay, con số này đã giảm xuống còn khoảng 85%, nguyên nhân là BHXH Việt Nam đã thực hiện đầu tư quỹ tích cực, góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN và làm giảm một phần nguy cơ mất cân đối quỹ.

Biểu đồ 1:

Biểu đồ tình hình thu từ đóng góp BHXH,BHYT giai đoạn 1997 - 2006

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Năm

Qua biểu đồ và qua bảng số liệu: Số thu BHXH tăng dần qua các năm, biểu hiện tốc độ tăng luôn dương. Tuy nhiên tốc độ tăng thu lại không đồng đều qua các năm. Năm 1999 tốc độ tăng chững lại chỉ còn là 8% là do chính sách giảm biên chế của Nhà nước. Năm 2003, tốc độ tăng cao nhất, nguyên nhân là do sự sát nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/01/2002, đã khiến cho tổng thu tăng vọt lên (tốc độ tăng đạt 64,89% gấp gần 7 lần so với tốc độ tăng của năm 2002). Năm 2005,2006 tuy chính sách về BHYT đã ổn định, nhưng tốc độ tăng lại được duy trì ở mức cao đều trên 30%. Có được điều này là do sự điều chỉnh hợp lý trong công tác thu đồng thời còn do thực hiện tốt những văn bản mới về BHXH, BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện (Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT- BHYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện và thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BHYT-BTC hướng dẫn BHYT bắt buộc)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới docx (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)