Đặt dây trên không:

Một phần của tài liệu bài giảng cấp điện công trình (Trang 54 - 58)

- Để lắp dây điện trên không phải dùng cột, xà, sứ và các phụ kiện để đỡ dây

a.1)

Cột: Bêtông ly tâm, bêtông vuông, cột thép dạng tháp, cột thép ống

+

Cột bêt ô ng ly t â m:

* Loại bêtông ly tâm rỗng, trong có cốt thép

* Đầu cột có đường kính 190mm, độ côn của cột 15% * Chiều cao theo TCVN5846-94 gồm: 8,4-10,5-12-14-16m * Cấp cột: A, B, C, D theo lực chịu đựng đầu cột

Loại cột này dùng phổ biến trong công trình nhưng phải chế tạo tại xưởng, tốn chi phí vận chuyển. Với đô thị chỉ dùng cột cao 12-14m

+

Cột thép hình t h áp:

* Lắp ghép từ các thanh thép L gia công sẵn tại nhà máy, được mạ kẽm nhúng nóng để chống rỉ.

* Dùng cho các vị trí chịu lực rất lớn.

* Hình thức và chiều cao đa dạng, tuỳ vào người thiết kế * Vận chuyển thuận lợi do kích thước ngắn.

* Lắp ráp dễ dàng

+

Cột thép hình ố n g:

* Chỉ dùng để lắp tạm cho công trình hoặc đỡ dây dẫn có tiết diện bé cấp điện cho 1 vài hộ dân.

* Chiều cao 5m-7m, đường kính 60-70mm, chiều dày 5-7mm có mạ kẽm chống rỉ.

+

Bố trí cột trên m ặt b ằng công t rình:

* Trong công trình, cột thường bố trí dọc theo tường rào, đường giao thông, theo tường nhà hoặc những nơi khuất, ít xe và người qua lại

* Khoảng cách bố trí cột là bài toán kinh tế-kỹ thuật đa chỉ tiêu. Nếu khoảng cột xa quá thì dây võng xuống gần đất sẽ nguy hiểm, nếu khoảng cột gần quá thì chi phí xây dựng lớn.

* Tuỳ vào hướng dây điện và địa vật bên dưới dây điện người ta chia thành nhiều loại cột để tính toán:

* Cột góc: Là cột mà dây điện chuyển hướng khác * Cột cuối: Là cột mà dây điện bắt đầu đi hay kết thúc

* Cột vượt: Là cột đỡ dây điện vượt qua đường nhựa, nhà ở,… * Cột đỡ trung gian: cột chỉ làm nhiệm vụ đỡ dây điện đi thẳng * Cột rẽ nhánh: cột có thêm 1 nhánh rẽ ngang so với dây điện cũ Tuỳ mỗi loại cột mà Tiêu chuẩn thiết kế quy định cách tính toán riêng.

Một phần của tài liệu bài giảng cấp điện công trình (Trang 54 - 58)