3.2.1 Khái niệm
- Là sơ đồ thể hiện phương thức nối dây giữa nguồn điện và phụ tải - Sơ đồ nguyên lý cho ta các thông tin sau:
+ Hướng truyền công suất đến phụ tải + Vị trí các điểm rẽ nhánh
+ Vị trí thiết bị đóng cắt và bảo vệ + Loại phụ tải (1 pha hay 3 pha) 3.2.1 Các loại sơ đồ nguyên lý
a) Sơ đồ 1 nét
1. Đặc điểm
- Mạch điện 1 pha hay 3 pha đều được thể hiện bằng đường vẽ 1 nét - Có thể phân biệt mạch điện 1 pha và 3 pha
- Có thế phân biệt phụ tải 1 pha đấu nối vào pha nào
- Không thể hiện được dây trung tính (N), dây nối không (PE)
- Sơ đồ này đơn giản, dễ hiểu -> dùng cho mạch điện trục chính, mạch điện 3 pha, mạch điện không cần thể hiện chi tiết số dây dẫn nối đến thiết bị
2) Phương pháp biểu diễn sơ đồ 1 nét bằng ký hiệu số pha
- Mạch điện 1 pha hay 3 pha đều vẽ cùng 1 nét có độ dày như nhau - Mạch điện 1 pha ký hiệu bằng 1 gạch chéo
- Mạch điện 3 pha ký hiệu bằng 3 gạch chéo song song
- Để biết phụ tải 1 pha đấu vào pha nào của lưới điện, người ta dùng ký hiệu chữ cái A, B, C tại điểm đấu nối tương ứng với các pha của lưới điện
2) Phương pháp biểu diễn sơ đồ 1 nét theo độ dày nét vẽ
- Mạch điện 1 pha vẽ bằng nét mảnh
- Mạch điện 3 pha vẽ bằng nét dày (gấp 7-10 lần nét vẽ 1pha)
- Để biết phụ tải 1 pha đấu vào pha nào của lưới điện, người ta dùng ký hiệu chữ cái A, B, C tại điểm đấu nối tương ứng với các pha của lưới điện
b) Sơ đồ nhiều nét
1. Đặc điểm
- Mỗi pha hay dây trung tính đều được thể hiện bằng 1 nét vẽ
- Loại sơ đồ này thể hiện đầy đủ, chi tiết mạch điện 1 pha, 3 pha cũng như số dây dẫn trong mạch điện đó (VD: mạch 3 pha 4 dây sẽ vẽ bằng 4 nét, 1 pha 2 dây sẽ vẽ bằng 2 nét, 1 pha 1 dây sẽ vẽ bằng 1 nét,…)
- Phân biệt rõ ràng phụ tải 1 pha đấu nối vào pha nào của mạch điện
- Sơ đồ nay phức tạo, khó quan sát -> ít được dùng, chỉ dùng khi cần thể hiện chi tiết số dây dẫn nối đến thiết bị
2. Quy tắc biểu diễn
-Tất cả các nét vẽ đều có độ dày như nhau
- Dây pha vẽ bằng nét liền, trên đó ghi rõ pha A, B, C hoặc L1, L2, L3 - Dây trung tính (N), dây nối không (PE) vẽ bằng nét đứt