- Để an toàn cho người, giảm khoảng cách nguy hiểm (tiết kiệm đất đai đô thị) người ta chế tạo dây bọc.
- Ruột đồng hay nhôm của loại dây này được bọc bên ngoài bằng một hay nhiều lớp vật liệu cách điện như: nhựa tổng hợp, XLPE, PVC, cao su, silicon,…
Cáp nhiều lõi thì lớp bọc của chúng có nhiều màu để phân biệt pha.
- Lớp cách điện phải chịu được điện áp của đường dây, chịu nhiệt phát nóng của dòng điện, chịu va đập khi thi công, chịu thời tiết và môi trường,…
- Loại dây bọc phổ biến là đồng bọc, dây nhôm bọc ít dùng.
- Ký hiệu: Thường tuân theo nhà sản xuất, tuy nhiên đa số nhà chế tạo ký hiệu theo quy tắc sau:
+ Nguyên tắc: xếp lớp vật liệu từ trong ra ngoài, cuối cùng là điện áp.
Ví dụ M(3x16)/XLPE/PVC-0,6kV tức là cáp 3 lõi đồng, mỗi lõi 16mm2, cách điện XLPE, lớp bảo vệ bằng PVC.
Lưu ý: lớp độn không được ghi vào ký hiệu cáp.
+ Để đơn giản nhiều khi người ta thay M bằng chữ C, PVC bằng chữ V và XLPE bằng chữ X.
Ví
dụ: CV(2x2,5)-750V là cáp 2 lõi, có 1 cách điện bằng PVC CVV(2x4)-0,6kV là cáp đồng có cách điện PVC, lớp bảo vệ PVC CXV(2x2,5)-0,6kV là cáp đồng có cách điện XLPE, lớp
c) Cáp ngầm:
+ DSTA: Lớp bọc bảo vệ cơ học bằng băng thép 2 lớp + DCTA: Lớp bọc bảo vệ cơ học bằng băng đồng 2 lớp Trong các ký hiệu trên:
D= double S = steel W=wire C=Copper T=Tape
A (chữ thứ 2) = Aluminium A (chữ cuối)=Armoured Ví dụ:
M(3x25+1x16)/XLPE/PVC/DSTA/PVC-0,6kV
Cáp ngầm đồng 3 lõi 25mm2, 1 lõi 16mm2, cách điện XLPE, bảo vệ cơ học dạng băng thép 2 , vỏ ngoài PVC.
3.7.2 Đặt dây dẫn điện ngoài nhà
Dây điện ngoài công trình xây dựng là tuyến dây tổng cung cấp điện cho toàn bộ công trình. Điểm cuối tuyến dây này chính là tủ điện tổng của công trình để từ đây phân phối đến các phụ tải. Đường dây đi phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm đất và không gian kiến trúc.
Lắp đặt đường dây ngoài nhà phải tuân theo tiêu chuẩn 20TCN-19-2006 do Bộ Công thương ban hành.