Thách thứ c

Một phần của tài liệu Wimax và ứng dụng (Trang 110 - 114)

Những trở ngại chính để triển khai Wimax ở Việt Nam

Thứ nhất là về băng tần. Chúng ta sẽ phải đợi những “ông lớn” trên thế giới triển khai trước rồi mới vào Việt Nam. Thứ hai, mặc dù công nghệ hứa hẹn vậy nhưng rất có thể các công ty viễn thông liên lạc hẳn sẽ ngần ngại trong việc triển khai Wimax vì lo ngại sẽ gây thất thu cho các dịch vụ SMS và voice. Và cuối cùng, thách thức lớn nhất của Wimax là việc đã bị các đối thủ đi trước chiếm hết thị phần. Như vậy là rất có thể Wimax phải đối mặt với việc mặc dù công nghệ rất tiềm năng nhưng chỗ đứng trên thị trường thì đã mất hết.

Xét về mặt khác, công nghệ WiMAX rất ưu việt nhưng vẫn có không it những khó khăn khác. Đó là: giá cả thiết bịđầu cuối hiện còn đắt; có số lượng hạn chế các nhà sản xuất các thiết bịđầu cuối; việc chuẩn hoá thiết bị khó đồng nhất do khả năng mềm dẻo; linh hoạt (flexibility) của WiMAX. Bên cạnh đó, do WiMAX dựa trên nền IP nên việc kết nối, đánh số, chất lượng dịch vụ, bảo mật và an toàn mạng cần nghiên cứu cụ thể.

Được biết, Intel đã hoãn việc tung ra chip có khả năng WiMAX của họ tới năm 2007 hoặc lâu hơn nữa và điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất vốn

đang dựđịnh đưa chip này vào các sản phẩm phần cứng của họ. Samsung và các nhà sản xuất khác đã tung ra thị trường các chip và phần cứng của họ, nhưng các sản phẩm này đều chỉ phù hợp với các chuẩn WiMAX hiện tại và cho đến khi các chuẩn khác, gồm cả chuẩn di động, được lựa chọn, không có gì đảm bảo rằng các phần cứng tương thích WiMAX hiện có sẽ hoạt động với các chip và phần cứng dựa trên chuẩn cuối cùng. Ngoài ra, việc chuyển đổi, nâng cấp từ các thiết bị phần cứng theo chuẩn WiMAX cố định (802.16 d) sang các thiết bị phần cứng theo chuẩn WiMAX di động (802.16 e) sau này đang là vấn đềđược rất nhiều người quan tâm.

WiMAX là một giải pháp tuyệt vời về mặt công nghệ kết nối nhưng sẽ cần một chi phí lớn phải bỏ ra để phát triển hạ tầng cho một hệ thống mới trong khi hệ thống cũ

vẫn còn chưa được sử dụng hết. Quả thực, nếu phải đầu tư một khoản kinh phí để

triển khai WiMAX trên một quy mô lớn trong khi công nghệ 3G vẫn là tiềm năng chưa khai thác hết thì chắc chắn các công ty viễn thông sẽ phải tính toán và cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trước khi bỏ tiền đầu tư cho việc phát triển dịch vụ này. Thực tế triển khai WiMAX tai Lào Cai gặp một số vấn đề khá quan trọng như là:

Bên cạnh những tín hiệu tích cực đó thì quá trình thử nghiệm WiMax tại Lào Cai cũng đã xuất hiện những dấu hiệu không mấy khả quan như:

Dù kỳ vọng lớn vào Wimax, song kiểm tra trực tiếp tại 3 điểm thu sóng thì kết quả lại chưa như mong muốn.

Điểm thu sóng tại trạm Viba Cam Đường, cách trạm phát 9,5 km, máy thu chỉ hiện 3/9 vạch sóng, dù điểm thu ở vị trí tương đối cao, không bị che chắn.

Điểm thu ngay trong thị xã Lào Cai, cách trạm phát sóng trung tâm 3 km, bị

cây xanh che chắn, đặt máy thu trên mái nhà thu được 4 vạch sóng. Trường hợp đặt máy thu dưới đất thì chỉ thu được 2 vạch sóng.

Tại nhà nghỉ của Bưu điện tỉnh Lào Cai, cách trạm phát trung tâm 3,2 km, nếu đặt đúng hướng có thể thu được đến 5 vạch sóng. Tuy nhiên, các chuyên gia Viện KHKT bưu điện trực tiếp đi đo, đánh giá hệ thống, nhận thấy: Trong điều kiện thời tiết bình thường, sóng phát từ trạm phản xạ vào các vật cản trước khi đến

đầu thu, ăng ten định hướng mới thu được. Từ đó có thể kết luận, sóng Wimax không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của vật cản, thời tiết…

Trong 19 điểm thu sóng Wimax ngày đầu tiên thì một điểm không thu được sóng như tính toán và đã phải chuyển sang địa điểm khác. Theo các chuyên gia viễn thông, cần cân nhắc, lưu ý đặc biệt việc thu sóng phản xạ Wimax trước khi triển khai rộng, nhất là tại các thành phố lớn vật cản liên tục thay đổi.

Những sự khó khăn đó có thể là do tinh hình thưc tế tại Lào Cai, cũng cố thể

do bản thân WiMAX có những hạn chế như là:

Khi một công nghệ mới ra đời luôn có những ý kiến khác nhau về công nghệ đó và WiMax cũng không phải là một ngoại lệ. Với những tính năng ưu việt và khả

năng ứng dụng to lớn WiMax đã mau chóng giành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sản xuất thiết bị, các tổ chức, các doanh nghiệp và cả cá nhân. Song cũng không ít người còn tỏ ra hoài nghi về công nghệ này và cũng như khả năng của nó sẽ làm thay đổi dịch vụ kết nối mạng Internet trong tương lai và những lý do của sự

hoài nghi.

Trước hết về mặt kĩ thuật WiMax còn có một số nhược điểm sau:

ƒ Về mặt dải tần mà WiMax sử dụng không tương thích tại mọi quốc gia

điều này sẽ hạn chế khả năng phổ biến của WiMax tại những quốc gia này.

ƒ Vấn đề bảo mật của WiMax được đánh giá là còn rất nhiều lỗ hổng do đó

đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải mau chóng giả quyết vấn đề này.

ƒ Về chuẩn của WiMax cũng rất đáng nói tới bởi vì WiMax là một chuẩn công nghệ nhưng lại chưa được chuẩn hoá ''Hiện tại thì WiMax đang sử dụng tới 10 công nghệ khác nhau và có tới 3 dạng nền cơ sở chưa thể liên thông tương thích''

Tiếp đó là về mặt giá thành thì mặc dù Wimax Forum đã tiến hành thắt chặt các chuẩn để giảm giá song chi phí cho các thiết bị đầu cuối vẫn còn rất cao.

Một trong những nước có ý định thiết lập một mạng WiMax mang tính quốc gia là Mỹ song chi phí dự kiến lên tới trên 3 tỷ USD và đây là một khoản đầu tư

quá lớn. Trong bối cảnh tiềm năng của mạng 3G vẫn chưa được khai thác hết, mạng Wi-Fi, đường truyền DSL đã trở nên phổ biến tại rất nhiều nước và có một

cơ sở hạ tầng căn bản thì việc lại phải bỏ ra một khoản tiền lớn để phát triển WiMax một dịch vụ mà bản thân nó còn nhiều điều bất ổn là một việc khá mạo hiểm. Còn theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thì ''Viễn cảnh phải bỏ thêm cả

tỷ USD để bắt đầu với WiMax là điều không ai có thể chấp nhận''.

Về mặt thị trường thì WiMax còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các công nghệ khác như : Wi-Fi một công nghệ đã trở nên phổ biến đối với các nước phát triển, kết nối Internet có dây dẫn như DSL, của mạng điện thoại di động vốn

đang phát triển một cách hết sức năng động và các công nghệ thay thế khác như

mạng đô thị của các nước châu Âu hay công nghệ HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) dành cho điện thoại di động.

Về khía cạnh kinh tế thì dự án WiMax vẫn chưa thực sự hứa hẹn gì nhiều, chính điều này khiến các giới kim doanh tỏ ra nản lòng.

Đặc biệt, hiện nay thời gian kết thúc giai đoạn thử nghiệm sắp hết mà tín hiệu thu chưa thực sự ổn định là một câu hỏi lớn cần được những người triển khai dự án xem xét. Theo kết quả mà chúng tôi dùng phần mềm test thử tại quán Café wifi – 176 đường Hoàng Liên, hiện chỉ có 4 trên tổng số 18 điểm thử nghiệm wimax cho kết quả khả quan. Kể cả ở 4 điểm này, tín hiệu vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Thỉnh thoảng, đường thu tín hiệu vẫn báo dòng chữ “Request time out” – cho thấy thời điểm mạng bị rớt.

Bỏ qua về độ ổn định của tín hiệu, giá thành khi triển khai chính thức dịch vụ cũng đang được đánh dấu hỏi. Hiện tại vẫn chưa biết giá cụ thể của những thiết bịđầu cuối khi triển khai Wimax, chỉ biết những thiết bị này rất đắt tiền và dường như ước mong triển khai đến từng hộ gia đình là khát vọng xa vời. Thông tin giá cả

trên Internet thì để có được thiết bị đầu cuối của WiMax, khách hàng phải chịu chi phí tới 300 USD/modem cộng với các thiết bị khác vào khoảng 400 USD nữa. Trong khi đó đầu tư cho đường ADSL khách hàng chỉ mất chi phí có 150 USD.

Khi câu hỏi về giá của những thiết bị phục vụ cho việc triển khai, lắp đặt Wimax còn đang bỏ ngỏ, thì nhiều người đã băn khoăn về vấn đề “Tần số chuẩn cho Wimax”. Bởi lẽ, những dải tần chuẩn Wimax không thể cấp cho quá nhiều người..

Không ai có thể phủ nhận dự án triển khai Wimax tại Lào Cai là một dự án mang tính xã hội cao, hứa hẹn làm thay đổi cuộc sống cho những người dân miền núi, vùng cao Việt Nam, tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với công nghệ mới. Tuy nhiên, triển khai thế nào cho hiệu quả, cho phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của địa phương mới là vấn đềđáng nói.

Một phần của tài liệu Wimax và ứng dụng (Trang 110 - 114)