Có thể nói phát triển viễn thông Việt Nam trong vài năm trở lại đây là sự
phát triển thần kỳ, với những thành công vượt bậc ngoài sức tưởng tượng.
Để chứng minh cho điều đó ta hãy nhìn lại sự phát triển viễn thông về hai mặt lớn nhất đó là mảng di động và mảng phục vụ truy cập internet:
- mảng di động: những năm trước đây khi các mạng cung cấp dịch vụ điện thoại di
động còn it ỏi, non trẻ và mang tính chất độc quyền… thì làm cho hệ thống cung cấp dịch vụ điện thoại di động ít phát triển và giá thành cao tới mức đứng thứ 3 thế
giới (chỉ sau Cuba và Ghana), không hấp dẫn được người sử dụng dịch vụ. Thì sau vài năm cho tới nay cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới làm cho thị trường phát triển nhanh chóng và đẩy mạnh cạnh tranh trên thị trường. hiện nay, đang có 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên thi trường là MobiFone, Vinaphone, Viettel sử dụng công nghệ GSM, cùng với HT mobile, SFone, EVN telecom sử dụng công nghệ CDMA (riêng HT mobile
đang có dự định chuyển sang kinh doanh trên nền GSM), ngoài ra còn có công ty Gtel sắp sửa đi vào hoạt động mạng viễn thông của mình. Điều này đã góp phần làm tăng sức cạnh tranh, phá vỡ thế độc quyền của VNPT từ khi ra đời. Trong đó phải kể đến Viettel telecom, cùng sự phát triển và lớn mạnh nhanh chóng của mình, trở thành thành viên tích cực nhất trong việc tạo thế cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, tăng khả năng phục vụ và làm giảm giá cước nói chung…VNPT cũng không chịu lép vế, cùng với sự cải thiện về công nghệ là chiến lược kinh doanh riêng, luôn đứng vững và phát triển trên thị trường. ngoài ra còn tiếp tục ra
đời những mạng di động mới như Gtel – mạng di động của bộ công an.
- mảng cung cấp dịch vụ Internet: cũng như di động, Internet đang trên đà phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ. ở các thành phố lớn, Internet trở thành khá phổ cập, giới học sinh, sinh viên có khả năng lấy thông tin dễ dàng hơn, truy cập giải trí, các dịch vụ nội dung phát triển mạnh nhờ mạng lưới Internet. Hiện nay có khá nhiều
nhà cung cấp như là: FPT, VNPT, Viettel, cung cấp thông qua mạng truyền hinh cáp…v…v.
Đó là sơ lược mạng viễn thông hiện nay, tuy đã khá phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu sử dụng của khách hàng, giá thành tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, khả năng phục vụ chưa hết được nhu cầu của nhân dân. Do vậy sự phát triển trong thời gian tới vẫn là tất yếu, nhất là ở khu vực các vùng nông thôn, miền núi và các tỉnh lẻ là chưa cung cấp đủ cho khách hàng về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ.
Với các nhà cung cấp, họ cũng có nhu cầu mở rộng mạng lưới để phát triển kinh doanh và nâng cao uy tín trên thị trường để công ty ngày càng lớn mạnh và chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn nữa do tình thế cạnh tranh gay gắt hiện tại của các nhà cung cấp di đông và các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Đối với nhà nước Việt Nam, ưu tiên phát triển viễn thông cũng là một chính sách quan trọng, có rất nhiều quyết định mở rộng thị trường và nhà cung cấp, có rất nhiều hội thảo viễn thông được tổ chức nhằm giải quyết các vướng mắc trong ngành viễn thông đương thời. Khi mạng viễn thông phát triển nhà nước quản lý cũng dễ dàng hơn nhờ thông tin quảng bá đơn giản, nhờ hoàn thiện chính phủ điện tử mà Việt Nam đang xây dựng, hay trả lương qua thẻ ATM…v…v…
Chính vì những lý do trên cho nên tương lai của viễn thông Viêt Nam là
đang rộng mở, với cầu cao, thực lực của cung tốt, được sự đồng tình và ủng hộ của nhà nước, chắc chắn viễn thông nước ta sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới.