Quy mô toàn cầu của wimax

Một phần của tài liệu Wimax và ứng dụng (Trang 107 - 110)

Mạng WIMAX cho phép phủ sóng trong phạm vi rộng, tốc độ truyền tin lớn, cho phép nhiều thuê bao cùng truy nhập với các dịch vụ như VoIP, video… Với chất lượng cao mà ngay cả ADSL cũng chưa đáp ứng tốt được. Vì vậy WIMAX cho phép những vùng mà trước đây ADSL chưa vươn tới được thì nay cũng có thể

truy cập Internet. WIMAX cho phép các công ty với nhiều chi nhánh trong thành phố không cần lắp đặt mạng LAN mà chỉ cần đặt một trạm BTS phủ sóng trong cả

khu vực hoặc đăng ký thuê bao hàng tháng với công ty cung cấp dịch vụ.

Để có thể truy cập tới mạng thì các thuê bao được cung cấp một mã số riêng và được giới hạn quyền truy nhập theo tháng hay theo khối lượng thông tin nhận từ

mạng. Nhìn chung công nghệ mới này sẽ tác động đến một số mặt cơ bản sau: WIMAX sẽ giúp các nhà khai thác di động không còn phụ thuộc vào đường truyền phải đi thuê của nhà cung cấp mạng hữu tuyến. Vì ngày nay hầu hết các

đường truyền giữa BSC và MSC hay giữa các MSC với nhau đều là cáp quang, hoặc vi ba điểm - điểm. Vì vậy khi được thay thế thì các dịch vụ di động sẽ tăng lên về dung lượng để có thể triển khai thêm các dịch vụ mới trên vùng bao phủ

rộng.

Về mặt xã hội thì với phạm vi phủ sóng rộng lớn và chất lượng cao, tốc độ lớn WIMAX cũng giúp một phần đắc lực cho các lực lượng an ninh, cứu hoả hay các tổ chức cứu hộ có thể duy trì liên lạc trong nhiều điều kiện thời tiết, địa hình khác nhau phục vụ cho nhiệm vụ của mình.

Hiện nay WIMAX đã có mặt tại nhiều thành phố ở nhiều quốc gia trên thế

giới như tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc… Và đang có kế hoạch được xây dựng ở nhiều nước khác. Với những tính năng ưu việt đó hy vọng rằng WIMAX sẽ

nhanh chóng được đưa vào phát triển tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu thông tin đang ngày một tăng ở nước ta, đặc biệt là sự phát triển mạng không dây nói chung.

Công nghệ WIMAX hiện mới chỉ được thử nghiệm rải rác ở một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, WIMAX lại hứa hẹn những tiềm năng lớn, đặc biệt khi người ta chứng kiến những khó khăn về mặt kỹ thuật mà các thành phố như Philadelphia (Mỹ) phải đối mặt trong quá trình phủ sóng Wi-Fi trên diện rộng. Bảo mật, sự không phù hợp với các mạng kết nối Internet phạm vi hẹp sẵn có và việc sử dụng băng tần 2,4 GHz chỉ là một vài trong số nhiều vấn

đề phát sinh khi triển khai Wi-Fi hiện nay.

Hình 4.3: Yêu cầu về băng thông

Tập đoàn Intel đã liên tục vận động và ủng hộ chuẩn WIMAX 802.16. Mới

đây họ đã đầu tư tới 600 triệu USD cho Clearwire, hãng cung cấp dịch vụ không dây tốc độ cao cho người tiêu dùng tại Mỹ. Chip Intel Rosedale 2, hỗ trợ cả công nghệ di động (Mobile WIMAX) và cố định (Fixed WIMAX), cũng đã được nhiều tập đoàn sản xuất thiết bị hàng đầu thế giới lựa chọn và dựđịnh tích hợp vào laptop trong năm 2007.

Một số tập đoàn truyền thông và dịch vụ Internet lớn trên thế giới như News

Corporation hay Yahoo cũng để mắt đến WIMAX và coi đây là công nghệ bổ sung cho mạng di động và băng rộng cố định.

Tại Nhật, liên minh SoftBank - Motorola hiện chuẩn bị triển khai WIMAX di động trên rải tần 2,5 GHz bắt đầu từ tháng 9/2006. Trong khi đó, một đợt thử

nghiệm công nghệ với quy mô lớn cũng đang diễn ra tại Nga. Hai hãng thiết bị

công nghệ Avalcom và Aperto ở nước này đã kết hợp với nhiều nhà cung cấp dịch vụđể hiện thực hóa dự án tại nhiều khu vực như Moscow, Siberia...

Cuối tháng 6/2007, tập đoàn Samsung tuyên bố sẽ cho ra mắt dòng điện thoại di động tích hợp công nghệ không dây diện rộng. Còn Nokia từ giữa năm ngoái đã phối hợp với Intel để thực hiện ý tưởng tương tự.

Riêng tại Hàn Quốc, do không muốn chứng kiến dấu hiệu "Intel Inside" tung hoành trên thị trường băng rộng không dây, Samsung đã tích cực ủng hộ phát triển một công nghệ tương tự mang tên WiBro nhằm gạt bỏ WIMAX tại nước này. Các hãng viễn thông ở đây đã bắt đầu kinh doanh dịch vụ WiBro ở khu vực trung tâm, trường đại học và các tuyến giao thông công cộng chính trong Seoul. Khách hàng sẽ mua thẻ trị giá từ 170 USD đến 300 USD để cài vào máy tính xách tay còn thẻ

hỗ trợ những thiết bị di động khác như PDA và điện thoại thông minh sẽ có mặt trên thị trường vài tháng nữa.

Hình 4.4: Mô hình ứng dụng của WIMAX

Tập đoàn Softbank đang hợp tác với Motorola để thử nghiệm WIMAX di

động trên dải tần 2,5 GHz tại Nhật Bản từ tháng 9/2006, qua đó giúp phát triển giải pháp băng thông rộng không dây Motowi4 của hãng công nghệ Mỹ.

Motorola hiện cung cấp hệ thống thử nghiệm trọn gói gồm 5 điểm truy cập, mạng truy nhập và 25 thiết bị di động cầm tay WIMAX đầu tiên. Đợt thử nghiệm này sẽ giúp Softbank đánh giá được tiềm năng và hiệu quả của công nghệ không dây thế hệ mới.

Softbank dự định sẽ triển khai dịch vụ di động không giới hạn cho khách hàng Nhật với băng thông rộng cố định hữu tuyến, viễn thông cố định và viễn thông di động. Họ đã mua lại Vodafone KK, nhà cung cấp di động lớn thứ 3 tại

Nhật Bản hồi tháng 4 và hiện thu hút hơn 26 triệu khách hàng. Gần đây Motorola cũng thắng thầu triển khai mạng WIMAX 802.16e trên toàn Pakistan.

Còn Motowi4 là các giải pháp và sản phẩm băng rộng không dây bổ sung và hoàn thiện cho mạng IP. Phủ sóng tất cả mọi nơi, Motowi4 gồm wi4 WIMAX, băng rộng cố định wi4 Fixed Broadband, wi4 Mesh và một số giải pháp băng rộng qua đường dây điện (wi4 Broadband over Power Line) cho mạng công cộng và cá nhân.

Trong khi đó, một đợt thử nghiệm WIMAX quy mô lớn cũng đang diễn ra ở

Nga. Hai hãng thiết bị công nghệ Avalcom và Aperto đã kết hợp với nhiều nhà cung cấp dịch vụ để thử nghiệm các dự án tại nhiều khu vực như Moscow, Siberia...

Một phần của tài liệu Wimax và ứng dụng (Trang 107 - 110)