Biểu hiện lâm sàng của viêm màng não mủ

Một phần của tài liệu Xây dựng CSDL hai gene 16S và 23S rRNA ở vi khuẩn - Ứng dụng CSDL này để phát hiện các vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ (Trang 27 - 29)

Hội chứng nhiễm trùng

Sốt cao liên tục ở trẻ em. Ngƣợc lại, sốt có thể không điển hình ở ngƣời lớn hoặc bệnh nhân cao tuổi. Kèm theo sốt là thể trạng suy sụp, mất nƣớc, môi khô, tim đập nhanh. Ở trẻ em có thể bức rức, lăn lộn, bỏ ăn.

Đau đầu là triệu chứng thƣờng gặp ở tất cả các trƣờng hợp. Nôn là triệu chứng xuất hiện muộn hơn đau đầu. Nôn vọt nhất thời không liên quan đến bữa ăn.

Rối loạn ý thức: ở giai đoạn đầu bệnh nhân rất tỉnh sau đó rơi vào trạng thái tâm lý hoảng sợ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động; tiến nhanh đến mất ý thức và hôn mê.

Rối loạn cơ vòng: bí tiểu, táo bón là triệu chứng thƣờng gặp trong viêm màng não mủ.

Hội chứng màng não

Đau đầu, ói mửa, sợ ánh sáng, cứng tƣ thế do phản ứng, bệnh nhân nằm co, cứng gáy, tăng phản xạ gân cơ tứ chi.

Các dấu hiệu thần kinh khác

Co giật, 20 – 30% các trƣờng hợp, xuất hiện sớm ở những ngày đầu. Liệt các dây thần kinh sọ (dây III, VI,VIII), phù gai thị.

Liệt ½ ngƣời mức độ từ nhẹ đến nặng, trong một số ít trƣờng hợp có thể liệt một tay, một chân hay ½ mặt.

Rối loạn ý thức và hôn mê. Hôn mê có thể xuất hiện sớm, mức độ khác nhau nhƣng khi rối loạn ý thức và hôn mê bệnh nhân thƣờng ở giai đoạn nặng.

Một số trƣờng hợp với bệnh cảnh của triệu chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, ói mửa và phù gai thị.

Bảng 2.2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não mủ

Triệu chứng và dấu hiệu Tần số liên quan %

Sốt 90 Đau đầu 90 Kích thích màng não 85 Tăng cảm giác 80 Kernig 50 Brundzinski 50

Co giật kiểu động kinh 30

Nôn 35

Dấu hiệu khu trú 10-20 Phù gai thị <1

Một phần của tài liệu Xây dựng CSDL hai gene 16S và 23S rRNA ở vi khuẩn - Ứng dụng CSDL này để phát hiện các vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ (Trang 27 - 29)