Kẻ thù của cách mạng nớc ta lúc này là đế quốc và tay sai. Chúng chia làm hai khối, phía Bắc có Mỹ - Tởng và tay sai, phía Nam có Anh - Pháp và tay sai. Giữa hai khối có mâu thuẫn về mặt quyền lợi nhng nó thống nhất với nhau trong âm mu chống phá cách mạng. Lực lợng của kẻ thù lúc này đông và mạnh, trong đó Pháp là kẻ thù chủ yếu. Do đó trên cơ sở nắm vững nguyên tắc chiến lợc, Đảng đã mềm dẻo trong sách lợc, biết phân hóa kẻ thù để đánh đuổi chúng. Cuộc đấu tranh này trải qua hai thời kỳ:
- Đấu tranh chống quân Tởng và tay sai:: Để tập trung lực lợng đánh Pháp đang xâm lợc Miền Nam, chủ trơng thực hiện chủ trơng hết sức tránh trờng hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc, nhà nớc ta thực hiện sách lợc hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với Tởng một cách khôn khéo.
Thực hiện chủ trơng trên, các cuộc mít tinh, biểu tình đợc tổ chức, tập hợp hàng nghìn ngời mang theo băng cờ, khẩu hiệu: "nớc Việt Nam của ngời Việt Nam", "ủng hộ chính phủ lâm thời nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà", "ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh"...
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại của Tởng và tay sai, Đảng và Chính phủ ta đã nhân nhợng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị nh: Nhận tiêu tiền “ quan kim” và “quốc tế”, cung cấp một phần lơng thực cho chúng và để cho tay sai của Tởng nắm một số chức vụ trong chính phủ: Phó chủ tịch nớc Nguyễn Hải Thần, 4 ghế bộ trởng( ngoại giao, kinh tế, canh nông và xã hội) và chấp nhận bổ sung thêm 70 ghế vào Quốc hội cho chúng.
Bên cạnh chủ trơng nhân nhợng với Tởng và tay sai, đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Tởng (Việt Quốc, Việt Cách), chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng kiên quyết vạch trần âm mu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng đều bị trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng nh 5/9/1945 ra sắc lệnh giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội đảng" và "Đại Việt quốc dân đảng" là những đảng phản động, tay sai của Nhật; sắc lệnh ngày 12/9/1945 cho an trí những ngời nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hoà Việt Nam; sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng...
Vì sao phải nhân nhợng với Tởng và tay sai ?
Chủ trơng nhân nhợng với Tởng và tay sai của chúng là cần thiết trong lúc này vì chúng là kẻ thù cách mạng nhng lại mang danh nghĩa Đồng Minh. Hơn nữa lực lợng cách mạng lúc này còn non trẻ, chính quyền cách mạng còn trứng nớc, lực lợng vũ trang đang trong quá trình hình thành phải tập trung để đánh kẻ thù chủ yếu. Đặc biệt lúc này chính phủ ta đang đứng trớc tình thế hiểm nghèo là đơng đầu với nhiều khó khăn, nhiều kẻ thù cho nên nhân nhợng với Tởng là đúng đắn. Việc thực hiện sách lợc trên đây đã hạn chế và vô hiệu hoá đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Tởng và tay sai làm thất bại âm mu lật đổ chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng càng tăng thêm uy tín trong đấu tranh.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp ở Miền Nam:
+ Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thực dân Pháp đã lập kế hoạch quay lại xâm lợc Việt Nam. Ngày 2/9/1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh,
thực dân Pháp đã lấp trong nhà thờ bắn vào đoàn biểu tình làm cho 47 ngời chết và nhiều ngời bị thơng. Đêm ngày 22 rạng ngày 23/9/1945, đợc sự giúp đỡ của Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lợc nớc ta lần thứ 2.
+ Từ 23/ 9/1945 Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Nam bộ đã họp và quyết định phát động nhân dân Nam Bộ đứng dậy kháng chiến. Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn anh dũng đánh trả bọn xâm lợc bằng mọi hình thức và mọi thứ vũ khí nh triệt nguồn tiếp tế của địch ở trong thành phố, tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá, dựng chớng ngại vật và chiến luỹ trên khắp đờng phố. Các cơ sở kinh tế, kho tàng bị phá huỷ, điện, nớc bị cắt. Các chiến sĩ lực lợng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, phá khám lớn...Quân Pháp sống trong một thành phố bị bao vây, không điện nớc, không nguồn tiếp tế và luôn bị quân dân ta tập kích, tiêu hao, tiêu diệt.
Đầu tháng10/1945, quân Pháp đợc tăng viện đã đánh phá vòng vây xung quanh Sài Gòn đánh chiếm các tỉnh Nam bộ, Nam Trung Bộ. Cuộc kháng chiến của ta gặp rất nhiều khó khăn. Cuối 10/1945, Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ mở rộng cũng đã họp rút kinh nghiệm, chấn chỉnh tổ chức và tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng cơ sở bí mật trong vùng địch tạm chiếm, khôi phục chính quyền ở những nơi bị tan vỡ.
+ Trung ơng Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh cũng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời chuẩn bị đối phó với âm mu của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nớc. Hàng vạn thanh niên nô nức lên đờng nhập ngũ. Cả nớc chi viện về mọi mặt cho Miền Nam, tổ chức nam tiến. Các đơn vị nam tiến từ Hà Nội, căn cứ địa Việt Bắc...đã tấp nập vào Nam đánh giặc cứu nớc.
ý nghĩa: Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Miền Nam đã ngăn chặn từng bớc tiến công của địch, hạn chế âm mu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng, phát triển chiến tranh du kích, giữ vững và mở rộng lực lợng, tích luỹ đợc những kinh nghiệm chiến đấu góp phần bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng. Tạo điều kiện cho cả nớc chuẩn bị lực lợng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.
* Từ 6/3/1946 đến 19/12/1946: Hoà Pháp để đẩy Tởng và tay sai ra khỏi đất nớc, tranh thủ thời gian hoà bình chuản bị lực lợng kháng chiến.
- Hiệp ớc Hoa - Pháp (28/2/1946) (Hoàn cảnh dẫn đến việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946)
+ Hoàn cảnh:
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc. Nhng với lực lợng hiện có (3,5 vạn), trong khi cha bình định xong Nam bộ, nếu đa quân ra Bắc không những phải đơng đầu với lực lợng
kháng chiến của nhân dân miền Bắc Việt Nam mà còn vấp phải trở ngại là quân T- ởng. Tình hình đó buộc Pháp phải dùng thủ đoạn chính trị là điều đình với Tởng để thay thế Tởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam.
Tởng giới Thạch lúc này đang cần tập trung lực lợng đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Vì những lý do trên, Pháp và Tởng đã ký với nhau Hiệp ớc Hoa – Pháp vào ngày 28/2/1946.
+ Nội dung:
Pháp nhờng cho Tởng một số quyền lợi về kinh tế - chính trị nh: Trả lại tô giới của Pháp trên đất Trung Quốc cho Tởng, cho Tởng đợc vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế, Pháp bán cho Tởng đoạn đờng sắt từ Hồ Kiều đến Côn Minh ( thuộc tuyến đờng sắt Hà Nội - Vân Nam)
Tởng nhờng cho quân đội Pháp quyền thay thế chiếm đóng miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.
Nh vậy, Hiệp ớc Hoa - Pháp đã đặt nhân dân Việt Nam trớc hai giải pháp là cầm vũ khí chống thực dân Pháp ngay khi chúng đa quân ra miền Bắc hoặc là chủ động đàm phán ngay với Pháp, tạm hoà hoãn với chúng để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tởng về nớc và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lợng để bớc vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.
Đứng trớc tình hình đó Đảng và Chính phủ ta đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn với Pháp.
- Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
+ Chiều 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ ta ký với đại diện của chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ đặt cơ sở cho một cuộc đàm phán để đi đến một hiệp ớc chính thức.
+ Nội dung:
Chính phủ Pháp công nhận nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15.000 quân Pháp đợc vào miền Bắc thay quân Tởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
+ Sau Hiệp định sơ bộ, ta đã thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định đã đợc ký kết. Nhng về phía Pháp, cúng vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên do sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa ta và Pháp vẫn đợc tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp). Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng, cuối cùng thất bại. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
+ Trớc tình hình trên, nhằm kéo dài thêm thời gian hoà hoãn để củng cố, xây dựng lực lợng và tỏ rõ thiện chí của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đang là thợng khách của nớc Pháp đã ký với chính phủ Pháp bản Tạm ớc ngày 14/9/1946 tiếp tục nhợng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.
- ý nghĩa của sách lợc hoà hoãn với Pháp:
+ Bằng việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ớc 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mu của đế quốc Pháp trong việc câu kết với Tởng để chống lại ta. Không còn lý do ở lại Việt Nam, 20 vạn quân Tởng phải rút về nớc. Bọn tay sai mất hết chỗ dựa cũng phải chạy theo quân Tởng.
+ Tranh thủ thời gian hoà bình để xây dựng và củng cố lực lợng, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp.
Có đợc những thắng lợi trên là do toàn thể nhân dân Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ chiến đấu dới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.