Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục hành

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ Luật (Trang 88 - 99)

hành chính thuế ở nước ta

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về thủ tục hành chính thuế trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam, chúng tôi có thể rút ra một số đánh giá, nhận xét khái quát như sau:

Thứ nhất, đã luật hoá được hầu hết các thủ tục hành chính thuế.

Khi Luật Quản lý thuế được ban hành để thống nhất quản lý các loại thuế trong trong hệ thống thuế thì các thủ tục hành chính thuế được hệ thống hóa và đưa vào trong các quy định của Luật, đặc biệt là các thủ tục hành chính trong các mối quan hệ giữa người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế như: Đăng ký thuế; kê khai, tính thuế; ấn định thuế; nộp thuế; miễn giảm thuế, hoàn thuế, khiếu nại thuế…Trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các thủ tục hành chính này. Nhờ đó, các thủ tục hành chính thuế đã đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ.

Thứ hai, pháp luật về thủ tục hành chính thuế bước đầu đã đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính của nhà nước.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, tạo sự thuận lợi cho người nộp thuế trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí, hồ sơ, giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình cải cách, hiện đại ngành thuế.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý thuế đã tiến hành thực hiện rà soát, thống kê và công bố được tất cả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và lĩnh vực hải quan. Ngày 10/08/2009 Bộ Tài chính công bố bộ thủ tục hành chính gồm có 330 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và 239 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan [70].

Trên cơ sở hệ thống, thống kê các thủ tục hành chính thuế, cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng thể thực trạng các thủ tục hành chính hiện hành, phát hiện các bất cập, từ đó đưa ra các phương án hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân và DN. Theo yêu cầu của Chính phủ (được ghi trong Nghị quyết số 68/NQ-CP Ngày 27/12/2010) về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính được giao sửa đổi 132 văn bản để thực thi phương án đơn giản hóa của 708 thủ tục hành chính, trong đó có 223 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế và 135 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Hải quan. Đến nay, Bộ Tài

chính đã thực hiện sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 26/30 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi 199/223 thủ tục hành chính thuế, 23/27 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi 126/135 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Ngày 26/07/2011 Bộ Tài chính công bố 207 thủ tục hành chính thuế, gồm: 63 thủ tục hành chính mới; 143 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế các thủ tục hành chính đã được công bố trước đây và 01 thủ tục hành chính được bãi bỏ [70].

Cùng với việc hoàn thiện các thủ tục hành chính, việchệ thống hóa và chuẩn hóa tất cả các mẫu biểu, các mẫu đơn, mẫu tờ khai đi kèm thủ tục hành chính thuế được quan tâm thực hiện. Các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuế, hiện nay được người nộp thuế đánh giá là: đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ sử dụng.

Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế trong thời gian vừa qua được tập trung chủ yếu vào 4 nhóm chính là: hóa đơn, thủ tục đăng ký thuế, thủ tục kê khai thuế và thủ tục hoàn thuế. Theo tính toán, việc đơn giản hóa 4 nhóm thủ tục trên sẽ tiết kiệm 1.921 tỷ đồng/năm, tương đương với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 43% của chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Về thời gian, sẽ tiết kiệm khoảng 1.039 giờ thực hiện thủ tục hành chính, trung bình tiết kiệm khoảng 3 giờ/1 thủ tục [8]. Riêng thủ tục hành chính liên quan đến hóa đơn, trước đây cơ quan thuế thực hiện việc in và bán hóa đơn cho DN, mỗi lần mua hóa đơn, DN phải kê khai nhiều loại giấy tờ rất phức tạp. Hiện nay, pháp luật quy định DN được tự in hóa đơn nếu đủ điều kiện, hoặc đặt in hóa đơn tại cơ sở in có đủ điều kiện. Các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý hóa đơn đã đơn giản rất nhiều, tạo quyền chủ động cao cho DN, giúp DN tiết kiệm thời chi phí cho công việc này. Đối với đối tượng được mua hóa đơn hoặc cấp hóa đơn bởi cơ quan thuế thì thủ tục mua, cấp hóa đơn cũng được đơn giản hóa đến mức thấp nhất, chỉ cần 3 loại giấy tờ và thời gian mua cũng được cơ quan thuế giải quyết trong ngày. Theo tính toán, việc cải cách thủ tục quản lý hóa đơn như hiện nay tiết kiệm gần 400 tỷ đồng/năm cho Nhà nước và cho người nộp thuế [35]. Trong Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội ngày 26/11/2010 về kết quả giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2001- 2010 có đánh giá: Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30) đã có những cải cách quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan. Một số lượng lớn các thủ tục hành chính còn quá nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, lạm dụng đã được rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi; nhiều thủ tục hành chính mới được ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho người dân và DN, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội được đông đảo nhân dân, cộng đồng DN và dư luận xã hội đồng tình.

Thứ ba, chuẩn hóa, công khai hóa các quy chế, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính thuế để người nộp thuế biết và thực hiện.

Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều quy chế, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người dân như: Quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong ngành Tài chính; quy chế tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế; quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế; quy chế về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thuế có hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế; xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp; quy chế hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra; quy trình hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế; quy trình hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế; Quy chế hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế…

Với các quy chế, quy trình được ban hành, cơ quan quản lý thuế các cấp đã tiến hành việc công khai, minh bạch quy trình giải quyết các thủ tục hành chính thuế để tạo điều kiện cho người nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

- Thời gian qua các các cơ quan quản lý thuế đã thực hiện khá tốt quy trình giải quyết công việc theo quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” và quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Về cơ bản, việc giải quyết thủ tục hành chính thuế đã xác định rõ hồ sơ, thực hiện đúng thẩm quyền, bảo đảm đúng thời gian giải quyết công việc theo quy định; cơ chế phối hợp, kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế được thiết lập và vận hành; những khó khăn, vướng mắc đối với người nộp thuế trong thực hiện các thủ tục hành chính thuế đang dần được tháo gỡ.

Thứ tư, pháp luật quản lý thuế chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ giúp đỡ người nộp thuế trong thực hiện thủ tục hành chính thuế.

Tuyên truyền hỗ trợ là một hoạt động đảm bảo đầu vào cần thiết cho công tác quản lý thuế. Sự lường trước bằng việc chuẩn bị đầy đủ tinh thần và kiến thức về thuế cho người nộp thuế là hết sức quan trọng để có kết quả đầu ra là sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách tự nguyện và đầy đủ.

Ngày 18/9/2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa”. Với việc ban hành và thực hiện trên thực tế quy chế trên được xem là một trong những bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính thuế, vì nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế mà còn đảm bảo giám sát được công chức thuế trong việc giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế.

Ngày 3/4/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2008/TT-BTC Hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đã tạo cơ sở pháp lý để cho ra đời đại lý thuế. Các đại lý thuế ra đời sẽ hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều cho người nộp thuế thực hiện được tốt các thủ tục hành chính thuế.

Ngày 10/11/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Số đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai thuế điện tử đang được mở rộng.

Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ đã yêu cầu rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan thuế như: giảm thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày làm việc ngày xuống 3 ngày làm việc; rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp "hoàn thuế trước, kiểm tra sau" từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc; giảm thời hạn giải quyết đối với trường hợp "kiểm tra trước, hoàn thuế sau" từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Ðối với thủ tục về khai thuế, nộp thuế GTGT được cải cách theo hướng phân loại đối tượng để giảm số lần kê khai theo tháng xuống còn ba tháng hoặc sáu tháng đối với DN nhỏ và vừa. Riêng đối với thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế được tách làm hai loại: hoàn thuế gắn liền với hồ sơ khai thuế trong các trường hợp hoàn thuế phát sinh ngay từ khâu tính thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế cần phải làm hồ sơ đề nghị hoàn riêng như một thủ tục hành chính độc lập áp dụng đối với các trường hợp hoàn thuế liên quan các số liệu lịch sử.

Pháp luật quy định về việc phải công khai các thủ tục hành chính, các quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của Ngành Thuế để DN, người dân biết và thực hiện.

Thời gian qua, cơ quan quản lý thuế các cấp đã thực hiện khá tốtcông tác tuyên truyền, hỗ trợ, cụ thể:

- Đa dạng hoá các hình thức giải đáp vướng mắc như: hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận “một cửa”, hỗ trợ qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tổ chức tập huấn, tổ chức đối thoại với DN [13,tr 2]; Ngoài ra, cơ quan quản lý thuế các cấp đã, đang triển khai và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, như:

+ Cung cấp tài liệu và phần mềm ứng dụng công nghệ kê khai thuế mã vạch 2 chiều miễn phí cho DN, triển khai mở rộng đối tượng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, ứng dụng tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế và kiểm soát xử lý thủ tục hành chính thuế tại bộ phận "một cửa" của cơ quan thuế đã được triển khai toàn diện rộng khắp. Nhờ đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế, chất lượng phục vụ người nộp thuế được nâng cao, hiệu suất và hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế từng bước tăng rõ rệt, hiện nay 100% DN được hỗ trợ kê khai thuế theo công nghệ mã vạch hai chiều [4].

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý như sử dụng hệ thống mạng máy tính, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng nộp thuế, thông tin về giá, quản lý hàng gia công để giải quyết công việc nhanh hơn; Thực hiện khai hải quan điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thí điểm thông quan điện tử đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường bưu điện, làm thủ tục đối với tàu biển xuất, nhập cảnh, trang bị các máy soi hiện đại ở một số cửa khẩu quốc tế tại sân bay và một số cửa khẩu đường bộ phục vụ thông quan nhanh.

+ Đẩy mạnh phân cấp cho các cục, chi cục thuế, hải quan trong việc xác định giá tính thuế, giải quyết miễn, giảm thuế, hoàn thuế ... trên cơ sở đó có sự phân công rõ ràng, cụ thể hóa trách nhiệm của từng công chức, từng khâu công việc trong quy trình thủ tục quản lý. Ngành thuế cũng đang mở rộng việc ủy nhiệm thu một số khoản thuế cho Ủy ban nhân dân xã, phường bảo đảm sát dân hơn, hiệu quả hơn, giảm được chi phí đi lại và sự chờ đợi của cơ sở kinh doanh. Việc bố trí cán bộ quản lý thuế đã chuyển từ quản lý theo đối tượng (khép kín) sang quản lý theo chức năng nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời, tạo điều kiện tiến tới xây dựng lực lượng cán bộ thuế chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường lực lượng cán bộ cho công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế và người khai hải quan; thành lập tổ giải quyết vướng mắc tại các cục và chi cục Hải quan để tiếp nhận, giải quyết nhanh các vướng mắc của DN.

Với hàng loạt các quy định của pháp luật và các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đang triển khai thực hiện đã mang lại kết quả là thời gian và chi phí của người nộp thuế trong thực hiện thủ tục hành chính thuế giảm được đáng kể.

Thứ năm, pháp luật quản lý thuế đã có quy định nhằm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế đồng thời để góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sỹ Luật (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)