Cô và trẻ kể chuyện

Một phần của tài liệu Gián án Làm quen Văn học lớp Mẫu giáo lớn (Trang 38 - 52)

- Cô kể lời dẫn: Ngày xưa hai vợ chồng nhà kia hiếm hoi, mãi mới sinh con ai ngờ lại sinh một chú rùa bé tí teo. Hai

- Trẻ quan sát

- Thưa cô! Đó là câu chuyện " Chàng rùa"

ông bà định vức rùa đi rùa năn nỉ...

b. Đàm thoại

- Trong quá trình kể chuyện và đàm thoại với trẻ, cô chú ý đến ngữ điệu, lời thoại nhân vật nhằm bộc lộ tính cách nhân vật:

Để diễn tả sự hóm hỉnh của câu chuyện, giọng rùa phải như thế nào? Còn bà con nông dân tỏ vẻ ngạc nhiên chế giễu rùa thì giọng phải ra sao? Và ông vua là người tham lam giọng phải thế nào?

Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? con ghét nhân vật nào? Vì sao? Nếu con là rùa con phải xử sự ra sao? c. Trẻ diễn đạt lại nội dung truyện

theo ngôn ngữ của trẻ

- Cô chia thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Lấy rối để kể - Nhóm 2: Tranh đã tô màu - Nhóm 3; Đất nặn

- Nhóm 4: Đóng kịch

- Cô bao quát đến từng nhóm gợi ý động viên trẻ nhút nhát

3. Kết thúc

- Nhận xét và tuyên dương

- Cho cả lớp xem các bạn đóng kịch

- Giọng của rùa phải cao, to rõ

- Giọng trầm, nhấn mạnh chậm rãi khi nói với rùa " Bé tí thế này thì làm gì được"

- Giọng phải trầm, mạnh - Trẻ tự do phát biểu

- Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các nhân vật làm từ nguyên vật liệu - Trẻ thích thú khi được xem kịch

Giáo án văn học

Bài thơ: Chiếc cầu mới Tiết 1 I. Mục đích yêu cầu

- Nhớ tựa đề bài thơ" Chiếc cầu mới" của tác giả Thái Hoàng Linh

- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: hiểu được các cô bác công nhân đã xây dựng chiếc cầu to, vững chắc, giúp cho tàu xe ô tô qua lại giữa hai bờ sông - Giáo dục trẻ biết ơn các cô chú công nhân

- Tranh vẽ; chiếc cầu, trên có tàu, xe , ô tô - Một số khối gỗ vuông hình chữ nhật III. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định -giới thiệu

- Cho trẻ chơi" Nào cùng vui"

- Các con nhìn xem cô có gì đây? ( tranh vẽ chiếc cầu )

- Người và xe cộ ở bên này sông muốn qua bên kia sông thì người ta phải đi bằng cái gì?

- Thế các con biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắt qua sông này không?

- Bây giờ các con chú ý nghe cô đọc bài thơ" Chiếc cầu mới " để biết ai là người xây cầu nhé

2. Tiến hành

a .Cô đọc bài thơ

- Lần 1: Đọc diễn cảm +điệu bộ - Lần 2: Đọc diễn giải, trích dẫn

Nhờ có chiếc cầu mới bắt qua sông mà người và xe cộ qua lại rất thuận tiện. Người và xe cộ tấp nập mọi người điều hài lòng về chiếc cầu mới

" Tu tu xe lửa Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Cùng cười hớn hở"

Mọi người đều đi qua lại tấp nập, mọi người đều hài lòng về chiếc cầu mới " Tu tu xe lửa

Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Cùng cười hớn hở"

- Mọi người đều khen tài cây xây dựng của các cô chú công nhân

" Tấm tắc khen ngợi Công nhân xây dựng"

- Lần 3: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ + tranh

- Trẻ chơi

- Dạ! Đi bằng thuyền cano, tàu phà, cầu...

- Dạ ! Những cô chú công nhân

- Trẻ chú ý lắng nghe

b. Trẻ đọc bài thơ

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp, tổ nhóm, cá nhân)

c. Đàm thoại

- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì?

- Và do ai sáng tác?

- Chiếc cầu mới xây dựng ở đâu? - Ai đã xây dựng chiếc cầu mới ?

- Thế mọi người có hài lòng về chiếc cầu mới không?

d. Kết thúc

- Củng cố: Hỏi tên bài thơ và tác giả - Nhận xét - tuyên dương

- Cho trẻ chơi xếp các khối gỗ thành chiếc cầu( có thể cho bạn gái và tô màu chiếc cầu)

- Dạ! Chúng con vừa học bài thơ" Chiếc cầu mới " Do chú Thái Hoàng Linh sáng tác

- Chiếc cầu mới được xây dựng trên dòng sông trắng

- Các cô chú công nhân

- Dạ! Rất hài lòng và tầm tắc khen tài - Trẻ tự do phát biểu

Giáo án văn học

Bài thơ: Chiếc cầu mới Tiết 2 I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ ghi nhớ bài thơ theo hai phần :

Phần 1: 4 câu đầu : giới thiệu chiếc cầu mới xây dựng trên sông trắng

Phần 2: phần còn lại: nói về niềm vui của mọi người trước thành quả lao động của các cô chú công nhân

- Diễn cảm

Phần 1: Đọc vừa phải, âm điệu nhẹ nhàng Phần 2: Đọc nhanh hơn, âm điệu vui tươi - Phát triển trí nhớ, tưởng tượng tư duy của trẻ

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các cô chú công nhân II. Chuẩn bị

- Như tiết 1 IV. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định -giới thiệu

tựa đề gì?

- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con học thuộc và đọc thật hay nha

2. Tiến hành

a .Cô đọc bài thơ

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ+ cử chỉ điệu bộ - Lưu ý cách đọc:

Phần 1: Đọc vừa phải, âm điệu nhẹ nhàng Phần 2: Đọc nhanh hơn, âm điệu vui tươi - Lần 2: Cô đọc diễn cảm + tranh

b. Trẻ đọc bài thơ

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô

- Khi đọc cô lưu ý sửa sai cho trẻ về câu, từ cũng như về sự ngưng nghỉ,diễn cảm

c. Đàm thoại

- Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác ? - Bài thơ nói lên điều gì?

- Tiếng còi tàu được miêu tả bằng âm thanh nào? - Thái độ của mọi người khi đi qua cầu như thế nào - Thế mọi người nói gì khi ngắm chiếc cầu?

d. Kết thúc

- Hỏi trẻ tên bài thơ

- Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ - Mời 1-2 trẻ lên đọc bài thơ - Nhận xét - tuyên dương

- Cho trẻ chơi xếp các khối gỗ thành chiếc cầu( có thể cho bạn gái vẽ cầu và tô màu chiếc cầu)

cầi mới của tác giả Thái Hoàng Linh

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đọc, cả lớp, tổ nhóm, cá nhân

- Bài thơ " Chiếc cầu mới " của chú Thái Hoàng Linh " Trên dòng sông trắng Cầu mới dựng nên Nhân dân đi bên Tàu xe chạy giữa" "Tu tu xe lửa Xình xịch qua cầu" "Khách ngồi trên tàu Cùng cười hớn hở" "Nhìn chiếc cầu dài Tấm tắc khen tài Công nhân xây dựng"

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô

- Trẻ đọc thơ - Trẻ chơi

Giáo án văn học

Bài thơ : Chú bộ độ hành quân trong mưa Tiết 1 I. Mục đích và yêu cầu

- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ - Trẻ nhớ tựa đề bài thơ

của bài thơ nói về nỗi khó khăn vất vả của các chú bộ đội đi trong đêm mưa - Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, tưởng tượng

II. Chuẩn bị

- Tranh bài thơ" Chú bộ đội hành quân trong mưa" III. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định -giới thiệu

- Cho trẻ chơi trò chơi" Thỏ chị - thỏ em"

- Trẻ hát bài "Chú bộ đội tập đếm " - Các con vừa hát bài nói về ai vậy? - À ! Bài hát này nói về chú bộ đội đang tập bước đều, cô cũng có một bài thơ chú bộ đội hành quân. Hôm nay cô sẽ dạy các con, các con có thích không?

2. Tiến hành

a. Cô đọc bài thơ

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm không trực quan

- Lần 2: Cô đọc diễn cảm trích dẫn - Trong bài thơ nói về nỗi khó nhọc của các chú bộ đội. mặc dù đêm khuya , trời tối đen và mưa to nhưng các chú vẫn đi, đường ra mặt trận còn xa nhưng các chú vẫn không nản lòng

- Cô diễn giải cho trẻ hiểu từ "lộp bộp" khi trời mưa to nên các hạt mưa lớn rơi xuống đụng mặt đường, cây cối hoặc chạm vào người thì nghe tiếng lộp bộp, cứ hạt này rơi xuống rồi đến hạt khác thì nghe tiếng lộp bộp.

- Lần 3: cô đọc diễn cảm + trực quan

b. Trẻ đọc bài thơ

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( từng đoạn, cả bài)

c. Đàm thoại

- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì?

- Đội hình vòng tròn

- Bài hát nói về chú bộ đội - Dạ thích

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp tồ nhóm, cá nhân)

- Dạ chúng con vừa đọc bài thơ" chú bộ đội hành quân trong mưa"

-Trong bài thơ nói về chú bộ đội đang hành quân ra mặt trận

- Trẻ đọc lại cả bài

- Dạ có ! Vì chú bộ đội không ngại khổ cực...

- Trong bài thơ nói về ai và làm gì? - Chú bộ đội ra mặt trận vất vả như thế nào?

- Các con có yêu chú bộ đội không ? Vì sao?

- À ! Các con biết không chú bộ đội không ngại khó, ngại khổ, mặt dù trời mưa to nắng ngắt các chú vẫn hiên ngang ra mặt trận bảo vệ tổ quốc.

d. Kết thúc

- Cô và trẻ đọc lại bài thơ hai lần - Nhận xét và tuyên dương

Giáo án văn học

Bài thơ : Chú bộ độ hành quân trong mưa Tiết 2 I. Mục đích và yêu cầu

- Trẻ ghi nhớ, học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ - Trẻ hiểu nội dung bài thơ

- Trẻ thể hiện được nhịp điệu nhanh, chậm , ngữ điệu - Phát triển trí nhớ, tưởng tượng

- Giáo dục trẻ biết yêu mến chú bộ đội II. Chuẩn bị

- Như tiết 1 III. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định -giới thiệu

- Cho trẻ chơi trò chơi" đánh đàn" - Các con ơi cô nhớ có một bài thơ nói về chú bộ đội đi trong đêm mưa, trời tối đen rất khó khăn, vất và đó là bài thơ gì vậy?

- Hôm nay con sẽ dạy các con học thuộc và đọc bài thơ đó thật hay nha.

2. Tiến hành

a. Cô đọc bài thơ

- Lần 1: Cô đọc diễn cảm có sử dụng

- Ngồi xung quanh cô

- Bài thơ " Chú bộ đội hành quân trong mưa"

trực quan

- Lưu ý cách đọc: để bài thơ này hay các con phải lưu ý đọc với giọng điệu vui tươi , hơi nhanh thể hiện nhịp thơ dồn dập.

- Ở khổ thơ thứ nhất các con nhớ ngắt giọng ở các câu:

" Mưa rơi mưa rơi Áo dù có ướt Đường ra mặt trận Còn dài còn dài Vẫn đi vẫn đi

- Lần 2: Cô đọc diễn cảm không trực quan

b. Trẻ đọc bài thơ

- Bạn nào còn nhớ đọc cho cả lớp cùng nghe nào ?

c. Đàm thoại

- Các con vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ nói về ai ?

- Trong bài thơ chú bộ đội làm gì? - Chú bộ đội ra mặt trận vất vả như thế nào?

- Dù vất vả như vậy chú có ngại không? chú đi như thế nào?

- Các con có yêu chú bộ đội không? Vì sao?

Lưu ý: Cô gợi cho trẻ liên tưởng nhịp thơ dồn dập, thể hiện nhịp bước đều đặn, mạnh mẽ của chú bộ đội trên đường hành quân

d. Kết thúc

- À! Các con thấy không nhờ có các chú bộ đội canh giữ đất nước mà các con đến trường cùng vui,cùng học với các bạn. Do vậy các con phải ngoan ngoãn siêng năng học tập nhất là không được nói chuyện trong lớp

- Trẻ đọ lại bài thơ, tập bước đều theo chú bộ đội trong bài " chú bộ đội hành quân trong mưa " (Có thể cho 2-3 trẻ diễn lại như chú bộ đội )

- 1-2 trẻ

- Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân

- Bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa

- Nói về chú bộ đội

- Chú bộ đội đang hành quân ra mặt trận

- Chú bộ đội ra trận vất vả: "Lộp bộp lộp bộp

Đường ra mặt trận Còn dài còn dài Chú đi trong đêm"

- Dù vất vả nhưng chú không ngại " Cho dù mưa rơi

Chú vẫn đi tới Vẫn đi vẫn đi

Chân dồn dập bước"

- Dạ có. Vì chú không ngại khó ngại khổ chú là những người bảo vệ tổ quốc

- Nhận xét và tuyên dương

Giáo án văn học

Bài thơ: Chú bò tìm bạn Tiết 1 I. Mục đích yêu cầu

- Nhớ tựa đề bài thơ" Chú bò tìm bạn" của tác giả Phạm Hổ

- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: Chú bò ra sông uống nước thấy bóng mình dưới sông tưởng một chú bò khác đang cười với mình. Khi nước động không còn thấy chú bò đâu nữa chú vội tìm bạn.

- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, quý trọng tình cảm bạn bè II. Chuẩn bị

- Tranh vẽ III. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định -giới thiệu

- Cho trẻ chơi " Nào cùng vui" - Cô treo ảnh bò lên và hỏi :

Các con có biết đây là con gì không? Con thấy chú bò đang làm gì?

- À! Chỉ có một con thôi đây là bóng của chú bò. Cô cũng có một bài thơ viết về chú bò của chú Phạm Hổ đó là bài thơ "Chú bò tìm bạn ". Bây giớ các con chú ý lắng nghe nha.

2. Tiến hành

a .Cô đọc bài thơ

- Lần 1: Đọc diễn cảm +điệu bộ - Lần 2: Đọc diễn giải, trích dẫn

Bò ra sông uống nước thấy bóng mình dưới nước.Bò tưởng bạn đến chơi với mình

Mặt nước động, bò không thấy bóng mình nữa. Chú bò tưởng bạn mình đã bỏ đi nên " Ậm bò ...tìm gọi mãi" - Lần 3: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ +

- Trẻ chơi - Đây là con bò - Bò đang uống nước - Có 1 con bò

tranh

Sau mỗi lần đọc cô hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả

b. Trẻ đọc bài thơ

- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp, tổ nhóm, cá nhân)

c. Đàm thoại

- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì?

- Và do ai sáng tác?

- Bài thơ viết về ai, làm gì?

- Khi uống nước chú gặp ai chú làm gì? - Sau khi chào thì chú gặp điều gì?

- Các con thấy chú bò này rất dễ thương và quý trọng tình cảm bạn bè. Do vậy các con phải như thế nào?

d. Kết thúc

- Củng cố: Hỏi tên bài thơ và tác giả - Nhận xét - tuyên dương

- Cho trẻ bắt chước tiếng con vật

- Trẻ thích thú khi đọc thơ

- Dạ! Chúng con vừa đọc bài thơ " Chú bò tìm bạn"

- Bài thơ do chú Phạm Hổ sáng tác - Bài thơ nói chú bò đi uống nước

- Khi uống nước chú thấy bóng mình và chào bạn

- Bóng chú bò tan biến. Chú vội đi tìm bạn

- Trẻ tự do phát biểu

Một phần của tài liệu Gián án Làm quen Văn học lớp Mẫu giáo lớn (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w