2. Các ý kiến đề xuất hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tạ
2.3. Về chiết khấu thương mại
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, quy mô hoạt động kinh doanh rất lớn, mạng lưới khách hàng không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, việc áp dụng chính sách chiết khấu thương mại trong bán hàng như hiện nay Công ty đang làm là rất hợp lý. Nhưng theo em, nếu Công ty mở riêng tài khoản 521 – “chiết khấu thương mại” để theo dõi riêng khoản này trong quá trình bán hàng thì việc quản lý các khoản giảm trừ sẽ hiệu quả và khoa học hơn rất nhiều. Thông qua đó có thể kiểm soát được các khách hàng thường xuyên, mua hàng với số lượng lớn và doanh thu bán hàng hoá. Khi đó cuối mỗi tháng kế toán sẽ tập hợp các khoản giảm trừ này và kết chuyển sang tài khoản 511 để tính ra doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thuần theo bút toán như sau:
Nợ 511: Doanh thu bán hàng
Có 521: Chiết khấu thương mại.
Và khi đó sổ chi tiết bán hàng mở cho từng loại hàng hoá thiết kế như sau: Sổ chi tiết bán hàng
Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng” Mặt hàng: Kho: ĐVT: đồng Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền Chiết khấu thương mại SH Ngày 1. Số phát sinh … Tổng phát sinh 2. Tổng doanh thu thuần 3. Giá vốn hàng bán
4. Lãi gộp.
Kết luận
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng trong công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty TNHH sản xuất và Thương Mại Rạng Đông đã có phương pháp quản lý riêng của mình, vận dụng linh hoạt hợp lý chế độ kế toán của Công ty cơ bản đã đi vào nề nếp và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành.
Trên cơ sở lý luận cơ bản về công tác hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, chuyên đề đã đưa ra những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong công tác hạch toán và đưa ra một số ý kiến đóng góp của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn phần kế toán quan trọng này. Đồng thời qua thời gian thực tập em cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho công việc sau này.
Do lần đầu tiên được tìm hiểu thực tế về công tác kế toán của một Doanh nghiệp kinh doanh thương mại và thực hiện một chuyên đề tốt nghiệp . Hơn nữa, do điều kiện thời gian có hạn cũng như trình độ kiến thức và khả năng lý luận còn hạn chế. Vì vậy, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và bạn đọc góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Thuý Nga và sự chỉ bảo của các anh chị nhân viên phòng kế toán của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Mục lục
Lời nói đầu……… 1
Phần I: Những lý luận chung về nghiệp vụ kế toán bán hàng ở các Doanh nghiệp thương mại ………... 3
1. Vai trò (vị trí) của nghiệp vụ kế toán bán hàng trong quá trình sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng………. 3
2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại… 4
2.1. Khái niệm chung về bán hàng………... 5
2.2. Đối tượng bán hàng………... 5
2.3. Các phương thức bán hàng chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại ……….. 6
2.4. Các phương thức thanh toán………. 9
2.5. Hình thức thanh toán……… 10
3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng … 11 3.1. Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán……… 11
3.2. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng ………. 12
3.3. Nhiệm vụ kế toán bán hàng ...……… 14
4. Nội dung kế toán nghiệp vụ bán hàng và phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ………... 14
4.1. Đánh giá hàng hoá………. 14
4.2. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ………. 16
4.2.1. Chứng từ sử dụng……… 16
4.2.2. Tài khoản sử dụng………... 17
4.2.3. Các trường hợp kế toán nghiệp vụ bán hàng ……….. 18
4.3. Tổ chức sổ kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng ……….. 32
4.3.1. Hình thức nhật ký – sổ cái……… 33
4.3.2. Hình thức nhật ký chung……….. 33
4.3.3. Hình thức chứng từ ghi sổ……… 34
4.3.5. Hình thức sổ kế toán trên máy vi tính……….. 36
Phần II: Thực trạng và tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông…………
1. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông………..
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……….
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty………..
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý……….
1.4. Tình hình lao động của Công ty……….
1.5. Mạng lưới kinh doanh của Công ty ………...
1.6. Tình hình nguồn vốn của Công ty ……….
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông……….
2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán………
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán……….
2.3. Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng………...
3. Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông……….
3.1. Đặc điểm bán hàng tại Công ty ……….
3.2. Các phương thức bán hàng tại Công ty ……….
3.3. Chứng từ sử dụng………...
3.4. Các tài khoản sử dụng………
3.5. Các trường hợp kế toán………..
3.6. Sổ kế toán………..
Phần III: Phương hướng hoàn thiện nghiệp vụ kế toán bán hàng tại Công Ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông………
1. Đánh giá chung thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông……….
1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại
Công ty………
2. Các ý kiến đề xuất hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông………
2.1. Về sổ kế toán………
2.2. Về các khoản dự phòng phải thu khó đòi……….
2.3. Về chiết khấu thương mại……….
Kết luận……….
Nhận xét của đơn vị thực tập