Đánh giá chung thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đôn docx (Trang 86 - 89)

TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông.

1.1. ưu điểm.

Thứ nhất: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông đã có những lúc đầu tư đúng đắn nhằm thích nghi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Với việc chuẩn bị một cơ sở vật chất khá đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, trình độ kỹ thuật cao và đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình

độ chuyên môn và có kinh nghiệm quản lý đã giúp cho Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và trong ngoài nước.

Thứ hai: Công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng đã đảm bảo được đúng yêu cầu thống nhất phạm kế toán, chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận liên quan, số liệu kế toán được phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh.

Hình thức kế toán đơn vị áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ: đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên là phù hợp. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất giúp kế toán ghi chép, phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thứ ba: Việc lập kế hoạch bán hàng và tổ chức thực hiện kế hoạch do phòng kinh doanh của Công ty đảm nhận với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ. Do đó, kế hoạch bán hàng luôn hoàn thành tốt, đáp ứng được nhu cầu hàng hoá bán ra đúng kế hoạch.

Thứ tư: Việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán là việc rất cần thiết trong nền kinh tế hiện nay, điều này sẽ giúp cho các Doanh nghiệp giảm bớt công việc làm bằng thủ công như trước đây, đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán khi tiến hành công việc không xảy ra hiện tượng chồng chéo, gian lận, việc sử lý trở nên dễ dàng.

Tóm lại, công tác kế toán Công ty đã phản ánh khá đầy đủ, chặt chẽ, có hệ thống, góp phần to lớn cho việc ra các quyết định của các cấp lãnh đạo.

1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán bán hàng tại Công ty.

Bên cạnh những ưu điểm to lớn kể trên, trong việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đông vẫn còn một số hạn chế nhất định mà Công ty có thể hoàn thiện. Đó là:

Thứ nhất: Về hệ thống sổ sách kế toán. Do kinh doanh nhiều mặt hàng để tránh sự cồng kềnh nên kế toán không mở sổ chi tiết TK511, TK632, TK156 theo từng mặt hàng mà kế toán mở sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết hàng hoá của từng mặt hàng trong một tháng. Tuy nhiên, sổ chi tiết TK632, sổ chi tiết TK511, sổ chi tiết TK911 lại không mở cho từng mặt hàng mà lại mở cho tất cả các mặt hàng trong một tháng và không mở chứng từ ghi sổ. Hơn nữa, kết cấu ghi chép trên sổ chi tiết TK632, TK511,TK911 tương đối giống với cách ghi chép trên sổ cái TK632, TK511, TK911. Điều này tạo nên một sự trùng lặp trong việc phản ánh và ghi chép. Nếu sau khi lập chứng từ ghi sổ giá vốn hàng bán, doanh thu và kết chuyển theo định kỳ tháng thì việc lập các sổ kế toán trên là không cần thiết. Mà có thể từ chứng từ ghi sổ tập hợp vào sổ cái các tài khoản này. Còn nếu không lập chứng từ ghi sổ thì vẫn lập sổ chi tiết TK632, sổ chi tiết TK511, sổ chi tiết TK911 nhưng kết cấu ghi chép được thiết kế lại một chút để phù hợp và tiện lợi cho việc tập hợp, theo dõi số liệu.

Thứ hai: Do hoạt động kinh doanh thương mại với quy mô tương đối lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên. Điều đó đòi hỏi Công ty luôn luôn dự trữ một lượng hàng hoá nhất định trong kho để đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá liên tục, sự hoạt động của Công ty diễn ra thường xuyên, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, thiết lập mạng lưới khách hàng rộng khắp. Bên cạnh đó, khi bán hàng Công ty cũng sử dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả chậm, bù trừ công nợ. Tuỳ theo quy mô công nợ, mức độ thường xuyên hay không thường xuyên của khách hàng mà Công ty có những quy định về thời hạn nợ khác nhau. Mặc dù vậy, hiện nay Công ty không lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì vậy, khi xảy ra rủi ro trong kinh doanh như giảm giá hàng tồn kho, khách hàng không trả được nợ do phá sản … thì Doanh nghiệp không có khoản tài chính dự trữ để bù đắp rủi ro này.

Thứ ba: Về các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. Do hàng hoá của Công ty sau khi được

mua về đều được kiểm tra cẩn thận về mẫu mã, phẩm chất, quy cách trước khi đem vào nhập kho. Vì vậy, hàng hoá bán ra của Công ty không bao giờ bị trả lại do không đúng phẩm chất, quy cách như thoả thuận với khách. Do đó mà Công ty đã không mở sổ các TK531, TK532 để theo dõi hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. còn khoản giảm trừ là chiết khấu thương mại được Công ty vận dụng đối với những khách hàng mua nhiều hàng hoá. Nhưng Công ty không mở riêng tài khoản 521 để theo dõi riêng các khoản giảm trừ này nên gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý các khoản chiết khấu thương mại cũng như theo dõi các khách hàng mua hàng của Công ty với số lượng lớn.

Thứ tư: Tài khoản 642 được mở ra để theo dõi tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính : chi phí này đến cuối kỳ sẽ được tập hợp và kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ trong kỳ đó mà không được phân bổ cho hàng hoá bán ra và hàng hoá tồn kho trong tháng. Như vậy, nếu số lượng hàng hoá tồn kho nhiều thì kết quả kinh doanh bị giảm đi rất nhiều và không chính xác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Rạng Đôn docx (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)