Năm 1996 – 1997, NHNN thay thế khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đa về tiền vay giai đoạn trước đó bằng qui định các mức lãi suất “trần” theo
thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động
vốn bình quân là 0,35%/tháng, lãi suất huy động cụ thể do các NHTM tự quy định. Năm 1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái cấp vốn,
chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể.
Giai đoạn 1997 – 1998 là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á. Tuy nhiên, do mức độ mở cửa tài chính, kinh tế của Việt Nam thấp
nên hệ thống ngân hàng của Việt Nam ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của
Năm 1998, chính phủ không áp dụng chính sách thắt chặt mà đã nới rộng
chính sách tiền tệ. NHNN tăng trần lãi suất cho vay thêm 1%/tháng lên 1.2%/tháng, cho vay trung và dài hạn tăng từ 1.1%/tháng lên 1.25%/tháng. Trần lãi suất được nâng lên để các ngân hàng thương mại (đặc biệt là các ngân hàng cổ phần) có thể tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn trong năm 1997. Trong bối cảnh bắt đầu có
sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, quy định giới hạn chênh lệch lãi suất cho
vay và tiền gửi trong khoảng 0,35%/tháng dần dần không còn tác dụng và cuối cùng được hủy bỏ.
Tuy nhiên, trái với nhiều dự đoán của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu tác động khá mạnh (mặc dù là gián tiếp) của cuộc khủng hoảng từ giữa năm 1997. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chất lượng tài sản có của các ngân
hàng suy giảm khi các doanh nghiệp vay nợ gặp khó khăn do tăng trưởng kinh tế,
xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm (Nguyễn Xuân Thành [2003]). Từ cuối năm 1998, Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm giảm
nhẹ khó khăn tài chính cho các DNNN, trong đó bao gồm: giãn nợ từ 1-3 năm tới
1-5 năm cho các DNNN khó khăn; các DNNN có thể vay vốn mà không cần tài sản
thế chấp (nhưng không áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân); và giảm lãi suất
cho vay (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Với các biện pháp này, tín dụng nội địa đã
tăng rất nhanh so với tăng trưởng kinh tế từ 16.4% năm 1998 đã tăng lên 19.3%
năm 1999 và 38.1% năm 2000. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại
do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Năm 1998 : 5.8%
Bảng 3.3 : Tăng trưởng tín dụng nội địa, GDP và lạm phát (%/năm)
1997 1998 1999 2000 2001
Tăng tín dụng nội địa cho nền kinh tế 22,6 16,4 19,3 38,1 21,5
Doanh nghiệp nhà nước 15,6 22,9 9,7 28,7 14,0
Các khu vực khác 30,5 10,2 29,8 46,9 27,5
Tăng trưởng (GDP theo giá cố định) 8,2 5,8 4,8 6,8 6,8
Lạm phát 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8
Nguồn: NHTG (2002), Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám Thống kê (1997 đến 2001).
Tháng 11/1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu
giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn
0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn;
Qua bảng 3.3 ta thấy, năm 1999 và năm 2000 nền kinh tế Việt Nam có dấu
hiệu giảm phát, Lạm phát năm 1999 là 0.1% và năm 2000 là -0.6%, để kích cầu
NHNN liên tục giảm trần lãi suất. Lãi suất cuối năm này giảm 0.35 – 0.4% so với
mức đầu năm.
Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.
Mặt tích cực của cơ chế lãi suất giai đoạn từ1996 – 7.2000
Với việc hạ lãi suất, đẩy mạnh tín dụng nội địa trong nước trong các năm 1998, 1999 đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau khủng hoảng tài chính khu vực và kích thích đầu tư.
Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm
phát, ổn định sức mua của VNĐ trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu
vực(Xem chi tiết số liệu bảng 3.3).
Mặt hạn chế của cơ chế lãi suất giai đoạn từ 1996 – 7.2000
Mặt trái của việc giảm lãi suất dẫn đến chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn thời kỳ này rất nhỏ, thậm chí lãi suất cho vay thời kỳ hiện tại thấp hơn lãi suất huy động vốn của thời kỳ trước đó đang còn số dư có. Khi Ngân hàng Nhà nước quyết định không giảm lãi suất đối với các khoản cho vay trước đây,
người vay lập tức đến vay ở một ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn để trả nợ cũ
với lãi suất cao. Vì vậy các ngân hàng thương mại chịu sức ép và rủi ro lãi suất. Chính sách lãi suất thời kỳ này là các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn
phải bao cấp về tài chính với việc phải cho vay theo chỉ định của chính phủ. Lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại lớn hơn lãi suất cho vay
dẫn đến việc cho vay của các Ngân hàng này không đủ bù đắp chi phí. Và hệ quả là các ngân hàng này không mặn mà với việc cho vay này.
Với việc hạ lãi suất của NHNN, việc huy động vốn trung dài hạn sẽ rất khó khăn đối với Ngân hàng. Nhiều dự án hiệu quả cần nhu cầu vốn trung dài hạn đã
không được đầu tư. Nếu Ngân hàng lấy nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho các dự án
trung dài hạn sẽ rủi ro thanh toán rất cao khi có dòng tiền rút ra.